Đất đấu giá tại Thạch Thất tiếp tục bị đẩy cao

Giá trúng cao nhất cuộc đấu này được xác lập ở mức hơn 59,3 triệu đồng/m², cao gần gấp đôi so với mặt bằng khu vực. Nhiều người dân làng nghề có nhu cầu thực đã phải ngao ngán bỏ cuộc giữa chừng.

Kéo dài từ 9h sáng 24/11 đến gần 1 giờ sáng 25/11, sau 13 vòng đấu, cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 34 thửa đất tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội, đã kết thúc. Với sức nóng của 1.500 hồ sơ tham gia đấu giá, giá trúng tại đây đã bị đẩy lên khá cao.

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung (xã Hương Ngải) chia sẻ: “Tôi đấu một lô là lô T19. Nhu cầu của tôi là muốn mua về để sử dụng. Tôi muốn lấy về với giá 35. Thế mà thị trường đẩy giá cao quá, đến bây giờ là vòng thứ 5 mà đã lên đến 44 triệu. Vì vậy mà tôi từ chối cuộc đấu giá".

Theo tìm hiểu, đã có khá nhiều khách hàng là người địa phương từ bỏ cuộc đấu giá, những khách hàng trụ lại đa số đến từ nơi khác. Ông Phí Mạnh Chính (xã Hương Ngải) cho hay: “Để mà nói tầm độ khoảng 5-6 tỷ thì nhiều người mua được nhưng 9-10 tỷ thì khẳng định ở đất này là quá cao".

Giá trúng cao nhưng chưa chắc Nhà nước sẽ thu được đủ tiền, bởi tình trạng bỏ cọc đã từng diễn ra tại một số cuộc đấu giá trước đây. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do giá khởi điểm thấp, tiền đặt cọc ít.

34 thửa đất ở xã Hương Ngải đều có diện tích 150m². Giá khởi điểm ở mức 2.389.000 đồng/m². Người tham gia đấu giá chỉ phải đóng hơn 71 triệu đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự kiến sẽ chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội vào ngày 6/3 tới.

Trong khi giá nhà ở thương mại tăng cao thì nhà ở xã hội là cứu cánh giúp giấc mơ an cư của người thu nhập thấp trở thành hiện thực.

Nhiều ngân hàng đã triển khai các gói cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi, tuy nhiên nguồn tiền giải ngân vẫn rất thấp do người mua nhà vẫn e ngại sau ưu đãi là lãi suất thả nổi.

Tính đến hết quý IV/2024, lượng căn hộ hoặc đất nền tồn kho vẫn còn khá lớn với khoảng hơn 17.000 căn/nền, theo báo cáo của Bộ Xây dựng.

Tính đến đầu tháng 3, mới có 37/63 tỉnh, thành phố tham gia gói vay ưu đãi tín dụng 145.000 tỷ đồng, theo số liệu mới nhất từ Bộ Xây dựng.

Để tối ưu quỹ đất đang ngày một hạn chế, cần có chính sách chuẩn hóa thiết kế mặt bằng cho nhà ở xã hội (NƠXH).