Đất đấu giá để ở hay để đầu cơ?

Lợi dụng chính sách đấu giá, đất đang bị đầu cơ, trục lợi khiến người có nhu cầu thì khó có thể mua, còn đất thì bỏ mặc cho hoang hóa.

Cuộc đấu giá đất tại thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội, ngày 10/08 vừa qua, có tới hơn 1.500 người tham gia. Kết quả, chỉ có 2 người ở huyện Thanh Oai trúng đấu giá.

Cuộc đấu giá đất tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, cũng tương tự. Những người tham gia đến từ nhiều quận, huyện và tỉnh thành khác. Điểm chung là giá trúng được giới đầu cơ đẩy lên rất cao, khiến những người có nhu cầu thực phải bỏ cuộc.

Một cuộc đấu giá đất gần đây.

Anh Trần Hoàng Ngọc, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, cho rằng: ''Đấu thế này chỉ lợi cho giới đầu cơ, chứ người có nhu cầu thực không thể mua được mảnh đất cho mình''.

Anh Trần Văn Đức, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai kiến nghị: ''Những người có nhu cầu thực như chúng tôi không thể mua được đất vì giá bị đẩy quá cao, đề nghị Nhà nước cần có giải pháp đấu giá đất đúng giá trị thực''.

Giá đất bị đẩy cao, dân không có tiền mua, đất thì bỏ mặc cho hoang hóa gây lãng phí.

Tại khu đất đấu giá Hạ Khâu giai đoạn 1 ở phường Phú Lương, quận Hà Đông, khoảng 200 lô đất đã được đấu giá thành công từ các năm 2020 và 2021. Qua 4 năm, chỉ chưa đến 10 hộ xây nhà để ở, còn phần lớn bị bỏ hoang.

Anh Lê Quang Trung, phường Phú Lương, quận Hà Đông, mua đất ở đây từ 2022, cũng vì sự hoang vắng này mà lấn cấn mãi mới xây nhà để ở. ''Đất để hoang, vắng vẻ nên không dám xây dựng nhà, lo lắng mất an ninh trật tự'', anh Trung chia sẻ.

Người dân ở đây cho biết quanh khu vực này, hàng trăm lô đất đã đấu giá từ năm 2018, nhưng số hộ xây nhà ở thực chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Còn lại một số làm kho bãi, khiến hạ tầng xuống cấp.

Ông Nguyễn Văn Thành, phường Phú Lương, cho biết: ''Đất đai ở đây người ta đầu cơ, bỏ hoang, chuột bọ nhiều, những người ở thực rất bức xúc''.

Hình ảnh bên ngoài một cuộc đấu giá đất.

Với quận Hà Đông, nơi có tốc độ đô thị hoá nhanh và nhu cầu ở cao, thực tế còn như vậy. Xa hơn, khu đất đấu giá Rặng Sắn, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, nằm sát khu dân cư đông đúc nhưng 104 thửa đất đã đấu giá từ năm 2021 chưa hề có hộ dân nào xây nhà để ở.

Khu vực này được đầu tư hạ tầng đồng bộ, vỉa hè lát gạch, đường đổ bê tông, nhưng đang trở thành nơi đổ hàng trăm, hàng nghìn m3 bùn đất thải. Hàng nghìn tỷ đồng đã bị chôn vùi vào đất trong thời gian dài.

Gần đây, đấu giá đất ở Thanh Oai, Hoài Đức rồi Phúc Thọ trở nên nóng hơn bao giờ hết… 

Theo KTS Trần Huy Ánh, Ủy Viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, những cuộc đấu giá đất, nhiều người từ tỉnh xa đến chỉ mua đi bán lại nên đất bỏ hoang, gây lãng phí lớn, nguy cơ tạo bong bóng bất động sản.

Nhà nước xây dựng hạ tầng, tổ chức đấu giá đất để đáp ứng nhu cầu ở thực cho người dân. Mục tiêu là hình thành những khu dân cư mới đồng bộ, hiện đại. Nhưng thực tế, đất đấu giá lại chủ yếu rơi vào tay của giới đầu cơ, khiến mục tiêu này gần như phá sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng để tránh lãng phí nguồn lực đất đai.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.

Sáng 16/11, Đài Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển". Thông qua diễn đàn, Đài Hà Nội mong muốn tập hợp ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các chuyên gia thành một tài liệu tham vấn quan trọng để chuyển cho các cơ quan hữu quan của Chính phủ, hướng đến mục tiêu lý tưởng "mọi người dân đều có nhà để ở".

25 lô đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai hôm nay đã được đưa ra đấu giá. Không còn cảnh đông kỷ lục như cách đây hơn 3 tháng, nhưng giá trúng vẫn khiến nhiều người phải giật mình. 2 lô đất có giá trúng cao nhất lên tới 90,3 triệu đồng/m2. Lô thấp nhất chỉ bằng một nửa 45,3 triệu đồng/m2.

Sáng nay, 16/11, Đài Hà Nội tổ chức diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”.

Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.