Đất canh tác đang chết mòn
Trang trại rộng 445.1 ha gần Cottonwood, Minnesota của bà Carolyn Olson đã được trồng dải cỏ đệm cao 0.94 m xung quanh cánh đồng để bảo vệ đất và các loại cây trồng, cũng như để giữ đất không bị trôi.
Nhưng những cơn bão dữ dội đợt tháng 5 đã làm trôi quá nhiều đất ngay mùa trồng trọt, vụ mùa này chắc ít nhiều bị ảnh hưởng.
Ngược lại, lưu vực Dương Tử rộng lớn lại thiếu nước và đây cũng là nơi sản xuất 1/3 cây trồng của Trung Quốc. Thậm chí, các nhà khoa học đang nghĩ đến việc phóng tên lửa dự trữ chất dinh dưỡng lên các đám mây hòa với mưa nhằm mục đích cải tạo đất thoát nước.
Nhiều giải pháp nhưng chưa khả thi
Theo thông tin từ nông dân, nhà khoa học và các chuyên gia thổ nhưỡng, từ khu vực Trung Mỹ đến Kenya, ai cũng nỗ lực giữ đất nhưng vẫn không thể tránh khỏi thời tiết ngày càng khắc nghiệt, dẫn đến thiệt hại nguồn sống và làm cạn kiệt khả năng sản xuất thực phẩm.

Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) cho biết, xói mòn đất có thể làm mất 10% sản lượng cây trồng toàn cầu vào năm 2050. Cùng thời điểm đó, dân số thế giới dự báo chạm mốc gần 10 tỷ người, làm nghiêm trọng tình trạng suy dinh dưỡng và đói kém.
Vùng đồng đỏ phía Bắc Kenya đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng do hạn hán khắc nghiệt làm chết dần thảm thực vật, khiến đất bị hư hại và gây khó khăn cho việc thích ứng phương pháp canh tác.
Mưa nhân tạo chỉ là tạm thời
Các nhà khoa học LHQ cho biết có thể mất tới 1.000 năm để thiên nhiên tạo ra 2-3 cm đất, khiến việc bảo tồn trở nên quan trọng.
Cây phát triển bằng cách hấp thụ ánh sáng mặt trời và CO2. Chúng liên tục bổ sung carbon vào đất, nuôi dưỡng các vi sinh vật từ đó tạo điều kiện cho cây phát triển hơn.

Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu một phần gây ra hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, không chỉ làm thiệt hại cây trồng mà còn gây xói mòn đất và làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng như carbon, nitơ và phốt pho từ hệ sinh thái đa dạng.
Hơn nữa, các hoạt động mở rộng đời sống của con người và động vật cũng góp phần dẫn đến suy thoái đất – sự suy giảm khả năng duy trì đời sống thực vật.
Theo Liên hợp quốc, 1/3 tổng diện tích đất trên thế giới đã bị suy giảm do xói mòn, cạn kiệt chất dinh dưỡng....
Ronald Vargas, nhà khoa học đất và thư ký của Đối tác Đất Toàn cầu của FAO, cho biết thời tiết khắc nghiệt đang đẩy nhanh quá trình suy thoái đất vốn bị hủy hoại do phá rừng, chăn thả gia súc quá mức và sử dụng phân bón không đúng cách
Ông nói, “Suy thoái đất là một vòng luẩn quẩn. Nếu chúng ta làm suy thoái đất và gặp điều kiện thời tiết tồi tệ thì sẽ sinh ra hậu quả khác.”
Gây mưa
Cơn mưa bão suốt 3 ngày vào giữa tháng 5 đã cuốn trôi 7.5 tấn đất trên mỗi hecta ở 20 quận của Minnesota, theo dữ liệu của Dự án Xói mòn của Đại học Bang Iowa.
Rachel Schattman, trợ lý giáo sư về nông nghiệp bền vững tại Đại học Maine, cho biết Trung Tây và Đông Bắc nước Mỹ rất dễ bị xói mòn đất vì lượng mưa nhiều hơn bình thường, có khả năng kéo dài hết cuối thế kỷ này.

Trong khi đó, lưu vực sông Dương Tử đang mong chờ mưa. Các vành đai nông nghiệp trong khu vực, trải dài từ phía Tây Nam Tứ Xuyên đến phía Đông Thượng Hải, có lượng mưa ít hơn 40% so với bình thường trong mùa hè và nhiệt độ cao kỷ lục.
Bộ Thủy lợi Trung Quốccho biết, 1/3 đất ở 6 tỉnh canh tác trọng điểm dọc theo vùng thượng lưu và giữa của sông Dương Tử khô hơn tối thiểu do hạn hán. Khoảng 1/10 các xã nông thôn ở những tỉnh đó, đang bị cạn kiệt nước nghiêm trọng.
Chương trình gây mưa của Trung Quốc đã khắc phục một phần, với 211 hoạt động được triển khai chỉ trong tháng 8 để gây ra lượng mưa cho diện tích 1,45 triệu km2 đất nông nghiệp khô cằn, nhưng các chuyên gia cho rằng đó không phải là giải pháp lâu dài.
Đầy lùi hạn hán, cải tạo đất
Tổ chức FAO đã lên một kế hoạch hành động trong năm nay nhằm cải thiện và duy trì sức khỏe của 50% đất trên toàn cầu vào năm 2030, áp dụng các biện pháp như luân canh cây trồng và nông lâm kết hợp - một hệ thống sử dụng đất trồng cây trong và quanh cây trồng và đồng cỏ.
Cristine Morgan, giám đốc khoa học Viện Sức khỏe Đất tại Bắc Carolina cho biết đất có thể tái sinh nếu nông dân áp dụng các phương pháp tốt hơn rộng rãi hơn.
"Chúng tôi luôn nghĩ rằng sẽ có một cách mới giải cứu tình trạng này. Nhưng thực ra, chúng ta chỉ cần thay đổi hành động của mình.", Cristine Morgan nói.
Các giải pháp như không xới đất và trồng các loại cây trái vụ để ngăn chặn xói mòn và mất chất dinh dưỡng. Hai phương pháp này chỉ được sử dụng tương ứng trên 25% và 4% diện tích đất nông nghiệp của Mỹ, theo ước tính từ BMO Capital Markets. Việc cải tạo hệ thống trồng trọt gây mất nhiều chi phí và tổn thất năng suất cho nông dân những năm đầu.
Thiệt hại ở Kenya còn khủng khiếp hơn.
Vùng đất này đã bị hút ẩm hoàn toàn, hạn hán kéo dài ngày càng nhiều kể từ năm 2000, và đợt hạn hán hiện tại là đợt tồi tệ nhất trong 4 thập kỉ qua.
Theo bộ Môi trường Kenya, hơn 60% tổng diện tích đất bị suy thoái cao, trong đó hơn 27% bị suy thoái rất cao, tính cả yếu tố như thảm thực vật và khả năng chống xói mòn. Nhưng con số này thể hiện nỗ lực vô vọng của các nhóm xanh nhằm khuyến khích nông dân không cày xới hoặc canh tác ít và kết hợp sử dụng nông lâm.

Hạn hán đã khiến nguồn nước mà dân làng sử dụng bị trì trệ, khiến trẻ em ốm yếu hơn. Để giữ cho gia súc và dê còn lại sống sót, những người chăn gia súc thường phải đi bộ hàng trăm dặm để tìm kiếm nước hoặc đồng cỏ.
Cỏ đã biến mất khỏi phần lớn đồng cỏ rộng lớn của Kenya, khiến vùng đất dễ bị thu hẹp hoặc xói mòn trong tương lai, nhà khoa học đất Winowiecki tại CIFOR-ICRAF cho biết.


Tòa án Hiếp pháp Hàn Quốc ngày 4/4 đã ra phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, đánh dấu bước ngoặt chính trị quan trọng của vị Tổng thống 64 tuổi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện đối với các đối tác thương mại của Mỹ, vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và khu vực, gây lo ngại về nguy cơ leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu nếu các đối tác thương mại của Mỹ quyết định thực hiện các biện pháp đáp trả.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 giờ địa phương, đã công bố các biện pháp thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại; ông Trump cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia vào cùng ngày.
Thỏa thuận đất hiếm giữa Mỹ và Ukraine vốn được lên kế hoạch ký kết vào cuối tháng 2 nhưng đã đổ bể sau cuộc tranh cãi gay gắt giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Hơn một tháng trôi qua, tương lai thỏa thuận tiếp tục mờ mịt khi cả hai bên đều cáo buộc gây khó dễ cho nhau.
Sự thay đổi liên tục về chính sách thuế quan của ông Trump khiến thị trường toàn cầu lo ngại, các nhà đầu tư đang đau đầu tính toán xem liệu Tổng thống Mỹ có ý định áp dụng thuế quan vĩnh viễn hay chỉ coi đó là công cụ để thương lượng.
Tại Myanmar, giữa đống đổ nát, đói khát và tuyệt vọng, vẫn có những câu chuyện về lòng trắc ẩn, sự kiên cường và những phép màu mong manh nhen nhóm hy vọng.
0