Dạo quanh Hà Nội thưởng thức ẩm thực khắp miền

Hà Nội có nhiều quán ăn mang đặc trưng ẩm thực của nhiều vùng miền. Chỉ cần bạn dạo qua những con phố có thể dễ dàng tìm thấy các quán ăn như: bánh cuốn Cao Bằng, cơm gà Hội An, bánh tráng thịt heo Đà Nẵng, phở Nam Định, bún cá Hải Phòng, cháo lươn Nghệ An... mà không nhất thiết phải đi xa để thưởng thức những món ăn nổi tiếng của mỗi địa phương.

Hường đã từng rất háo hức đợi chờ những chuyến đi để được thưởng thức các món ăn vùng miền. Vào Huế, Hường có thể thưởng thức một tô bún bò do chính tay người Huế nấu, vào Đà Nẵng thưởng thức món bánh tráng cuốn thịt heo chuẩn vị Đà Nẵng, đến Hội An dạo phố đêm xong thì ăn món cao lầu, vừa ăn vừa nghe người chủ quán kể những câu chuyện về nguồn gốc món cao lầu bằng giọng Quảng Nam đáng yêu, rồi ngược Lạng Sơn ăn vịt quay, hay lên Sapa thưởng thức món thắng cố với hương vị đặc trưng của ẩm thực vùng cao.

Nhưng không nhất thiết chúng ta phải đến tận nơi để thưởng thức những món ăn đặc trưng địa phương, mà ngay tại Thủ đô Hà Nội, ta có thể được thưởng thức các món ăn là đặc sản của vùng mà mình yêu thích. Chỉ cần dạo qua những con phố, ta có thể dễ dàng bắt gặp những nhà hàng, những quán ăn bán bánh cuốn Cao Bằng, gà Hội An, bánh tráng thịt heo Đà Nẵng, phở Nam Định, bún cá Hải Phòng, cháo lươn Nghệ An......và tất nhiên là chính người địa phương đó làm chủ quán hay đứng bếp.

Vào thử một hiệu bánh cuốn Cao Bằng trên một con phố nhỏ, Hường rất ngạc nhiên bởi hương vị bánh không kém gì hương vị tại chính Cao Bằng, quê hương của nó. Đón món ăn từ tay người chủ quán hồn hậu, nhìn ba chiếc bánh cuốn mềm mượt trên đĩa, bát nước dùng thơm ngậy nổi lên miếng giò mịn màng đậu trên quả trứng lòng đào tráng khéo, thì cơn đói đã cuộn lên rộn ràng. Gắp một miếng bánh cuốn nóng hổi, kèm miếng giò giòn sừn sựt, xắn chút trứng béo ngậy quyện trong nước dùng nóng hổi đậm đà, bao nhiêu hương vị hòa lan trong vòm miệng.

Món bánh cuốn Cao Bằng

Hà Nội có nhiều quán ăn mang đặc trưng ẩm thực của nhiều vùng, trong đó, ẩm thực miền Trung được nhiều người yêu thích. Con gái của Hường rất thích món bún bò Huế tại một quán nhỏ trên một con phố cũng nhỏ ở Hà Đông của đôi vợ chồng người Huế. Không chỉ có tô bún bò chuẩn vị Huế, mà sự ân cần, mến khách, giọng nói nhỏ nhẹ dễ thương của chủ quán khiến cho thực khách muốn quay trở lại. Một thời gian dài, Hường cùng các con gắn bó với quán ăn này, bởi món ăn ngon, chủ quán dễ mến, và đặc biệt là khi thưởng thức món ăn còn được nghe những bản nhạc Trịnh Công Sơn êm dịu. Chỉ tiếc sau dịch Covid 19, quán nhỏ này đã chuyển đi nơi khác, không còn gặp lại hai vợ chồng chủ quán người Huế dễ mến.

Món bún bò Huế

Với góc nhìn về ăn uống thì món ăn chỉ là những món ăn, còn nhìn món ăn trong nét văn hóa ẩm thực, thì đây là sự giao thoa tinh tế giữa thói quen ẩm thực của người Hà Nội với những sự khác biệt theo từng vùng trong nước, thậm chí là sự lạ lẫm từ những đất nước khác. Từ đó, tư duy và góc nhìn về ẩm thực của người dân Thủ đô sẽ thay đổi, có nhiều lựa chọn hơn, có nhiều câu chuyện hơn về văn hóa ẩm thực của bao nhiêu vùng đất khi đi ăn cùng với gia đình, bạn bè.

Không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con trẻ đi du lịch, nên phụ huynh có thể đưa con đến những quán ăn như vậy để cùng chia sẻ những câu chuyện về lịch sử, địa lý, văn hóa, thói quen ẩm thực của từng địa phương để các con dễ nhớ dễ hiểu hơn./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mỗi dự định, mỗi mục tiêu đặt ra, có người gặp trở ngại thì sẽ bị lung lay, chùn bước; có người vẫn kiên trì đi tiếp, từng chút một. Cứ làm từ từ, rồi cũng xong.

Có một câu nói cũ, chắc nhiều người từng nghe qua: "May mắn là khi cơ hội gặp gỡ sự chuẩn bị". Nhưng có lẽ, may mắn không chỉ đơn giản là cuộc hẹn tình cờ giữa cơ hội và sự chuẩn bị, mà còn là kết tinh của niềm tin và nỗ lực. Một người may mắn không phải là người chỉ ngồi yên chờ đợi vận may gõ cửa, mà là người dám tin vào những điều tốt đẹp và nỗ lực không ngừng để khiến điều đó xảy ra.

Có người kể với tôi, ngoại của cô là một người rất hiền, lành và thương người. Tình thương ấy không chỉ dành cho con cháu trong nhà mà ngoại còn ân cần thương cả những người xa lạ nữa. Ngoại thường bảo: Chẳng ai thiếu ai mà không sống được cả. Chỉ là mình thương người ta nhiều một chút thì thêm một lý do để sống thôi.

Nhắc tới sa mạc, có lẽ ai cũng hình dung ra một vùng đất đầy khắc nghiệt, trơ trọi với những cơn bão cát, cái nắng bỏng rát và chẳng còn gì khác. Nhưng không, cuộc sống trên sa mạc phong phú hơn nhiều. Có người kể với tôi rằng, sa mạc rồi cũng nở hoa.

Bạn biết không, có lúc mỏi mệt, bất chợt, tôi lại nhớ tới câu nói mà một người đã từng nói với tôi rằng: Khi đời người là một cuộc thi marathon, hãy kiên trì đến phút cuối cùng của đường đua.

Mỗi người đều có cho mình những đức tin riêng để neo đậu. Ánh sáng giác ngộ từ đức tin chính là kim chỉ nam làm bản thân tìm được hướng đi đúng đắn thoát khỏi cơn mê, là nơi nâng đỡ, là điểm tựa vững chãi trước những bão giông của cuộc đời.