Đánh thuế nhà - đất cần hệ thống cơ sở dữ liệu
Tuy nhiên, để có thể sử dụng công cụ thuế lại cần phải có cơ sở dữ liệu rõ ràng, minh bạch để làm căn cứ tính toán. Một trong những điểm nổi bật của Luật đất đai 2024 là xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (hay thực hiện số hóa) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch thị trường, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục.
Tuy nhiên, Luật đất đai mới được thông qua vào tháng 1/2024 và 8 tháng sau có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa việc xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia cũng mới chỉ được thực hiện. Đến thời điểm này còn rất nhiều khó khăn mà lớn nhất ở nhân lực còn hạn chế, kiêm nhiệm nhiều việc, trong khi khối lượng việc lớn, phức tạp, luôn nhiều thông tin biến động nên ngay từ khâu thống kê đã gặp khó.
Đơn cử như tại xã Đại Thịnh (huyện Mê Linh, Hà Nội), cùng với việc xác minh hiện trạng sử dụng đất thì nhiều khâu nhập dữ liệu đã phải làm thủ công do công tác quản lý lâu nay vẫn sử dụng hai bản đồ địa chính của hai thời kỳ khác nhau với nhiều thông tin sai lệch.
Chị Nguyễn Thị Xuân, Phòng Địa chính xã Đại Thịnh, cho biết: "Mong muốn của các cán bộ cơ sở là sẽ sớm hoàn thiện dữ liệu địa chính một cách ổn định để có cơ sở tra cứu dễ dàng hơn. Hiện tại, để tra được hồ sơ, cán bộ địa chính phải xin ý kiến của bên văn phòng đăng ký đất đai và văn phòng đăng ký đất đai cũng phải kiểm tra hồ sơ rồi mới gửi lại".

Tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2023, vấn đề đánh thuế từ bất động sản thứ 2 đã được nhiều đại biểu đề cập và tạo nên nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã từng lên kế hoạch cho việc này. Khi giá nhà - đất đang bị đẩy lên cao tới thành “ngáo giá”; rồi việc bỏ giá cao, tạo sốt ảo ở nhiều cuộc đấu giá đất vùng ven Hà Nội vừa qua, khiến một lần nữa vấn đề đánh thuế từ BĐS thứ 2 được nhiều người nhắc tới.
Theo nhiều chuyên gia, việc đánh thuế từ BĐS thứ 2 sẽ được nhiều hơn mất khi mà nhiều người mua gom nhà - đất rồi để đó, không đưa BĐS tham gia hoạt động kinh doanh, không triển khai xây dựng… Đây cũng là một cách để hạn chế nhà bỏ hoang và tăng khả năng tiếp cận nhà cho người có nhu cầu ở thực. Tuy vậy, để sử dụng hiệu quả và minh bạch công cụ thuế, cơ quan quản lý Nhà nước phải có cơ sở dữ liệu để làm căn cứ tính toán. Đây cũng là nguyên nhân khiến việc thu thuế (hay đánh thuế cho BĐS) chưa thể triển khai.


UBND TP. Hà Nội vừa thống nhất chủ trương đề xuất của Sở Xây dựng về việc điều chỉnh quy mô dự án, qua đó làm cơ sở thực hiện biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án chung cư Golden West ở lô đất 2.5HH Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.
Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung giá trần với nhà ở xã hội để bán và cho thuê nhằm đảm bảo quyền tiếp cận nhà ở của người dân, lao động thu nhập thấp. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng đề xuất này.
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 10 nghìn m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng để thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng tại ô đất H1-NO1 và H1-NO2.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thạch Thất phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 Quốc gia đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 34 thửa đất ở tại khu Đồng Ngà, xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, vào sáng 11/5.
Rèm cửa dù là một chi tiết nhỏ, nhưng lại là điểm nhấn không thể thiếu trong căn nhà. Sau đây là một số xu hướng thiết kế rèm cửa trong năm 2025.
Hàng chục dự án nhà ở xã hội mới đã được UBND thành phố Hà Nội cập nhật danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị giai đoạn 2021-2025, trong đó có khá nhiều dự án được thực hiện trên những khu đất đắc địa tại các quận nội thành.
0