Đánh thuế để ngăn chặn đầu cơ bất động sản

Trước hiện tượng lợi dụng đấu giá đất để trả giá cao, tạo sốt ảo, một chiêu trò quen thuộc của giới đầu cơ, yêu cầu khẩn trương điều chỉnh chính sách thuế, đánh thuế cao đối với bất động sản thứ 2 lại một lần nữa nóng lên.

Từ thực tế tại các quốc gia cho thấy nếu chính sách đánh thuế bất động sản được áp dụng sẽ hạn chế được nạn đầu cơ bất động sản, từ đó gia tăng hiệu quả sử dụng đất.

Những khu đô thị “ma” không có người ở. Nhiều khu đất sau đấu giá vẫn bị bỏ hoang. Những dự án chậm tiến độ hàng chục năm. Đặc biệt, tình trạng thổi giá, tạo sóng BĐS ngày càng gia tăng... Đó là hệ lụy của tình trạng đầu cơ, găm đất làm méo mó thị trường BĐS.

Chính sách đánh thuế đầu cơ BĐS được áp dụng sẽ hạn chế được nạn đầu cơ bất động sản, từ đó gia tăng hiệu quả sử dụng đất.

GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: ''Thuế bất động sản ở Việt Nam quá thấp. Người ta ôm bất động sản nhưng không mất đồng thuế nào cả''.

Theo ông Bùi Ngọc Sơn, chuyên gia kinh tế  thì phải đánh thuế sở hữu BĐS mới có thể điều tiết được thị trường.

Ôm bất động sản nhưng không mất đồng thuế nào.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế: ''Cần thiết phải có những quy định về việc đánh thuế cao với những tài sản không đưa vào sử dụng hoặc đưa vào sử dụng không đúng mục đích''.

Đầu cơ BĐS thường được hiểu là nhóm khách hàng tham gia vào thị trường khi xuất hiện những cơn sốt nhà đất. Họ thường mua vào nhằm mục đích tạo sự khan hiếm, đẩy giá lên cao hơn nhiều lần so với giá lúc bình thường rồi bán.

Nói cách khác, đầu cơ BĐS là việc mua bán BĐS rồi thổi giá sang tay trong thời gian ngắn, hoặc mua BĐS sau đó ghim hàng đẩy giá hoặc chờ giá lên rồi bán. Dòng tiền thay vì đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tạo ra hàng hóa và việc làm cho nền kinh tế thì “chôn vốn” trong BĐS trong một thời gian dài. Tại các thành phố lớn, nhiều khu đô thị dù có vị trí đắc địa vẫn bị bỏ hoang nhiều năm do tình trạng đầu cơ.

Nhiều khu đô thị dù có vị trí đắc địa vẫn bị bỏ hoang nhiều năm do tình trạng đầu cơ.

Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh: "Đó là một sự lãng phí, nhưng điều quan trọng hơn là nó tạo ra một sự nhếch nhác cho đô thị. Đánh thuế sử dụng đất cao hơn, thậm chí gấp 4-5 lần so với những nhà ở đã sử dụng, đó là điều chúng ta nên tính đến. Và thậm chí chúng ta cũng tính đến mức như tiền thuê đối với diện tích đất và diện tích xây dựng mà chúng ta đang có".

Khi chi phí sở hữu nhà đất thứ 2 tăng lên, người có ý định đầu cơ phải cân nhắc kỹ hơn, sẽ giúp giảm số lượng nhà đất bỏ hoang và tăng khả năng tiếp cận nhà ở cho người có nhu cầu thực.

Ngoài ra, việc đánh thuế sẽ giúp xây dựng mặt bằng giá bất động sản hợp lý, không bị thổi phồng, đẩy cao phi lý như hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quận Đống Đa đã công khai lấy ý kiến của cộng đồng đối với đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo các khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam.

Thành phố Hà Nội đấu giá quyền sử dụng đất được khoảng 6.860 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2025, đạt 34% chỉ tiêu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025.

Huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) đã đấu giá thành công 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m².

Theo quy định, không phải tất cả các trường hợp giao dịch về nhà ở đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).

UBND thành phố Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trong quý II và quý III năm nay.

Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận (sổ đỏ) thuộc một trong các trường hợp sau: