Dành gần 680 nghìn tỷ đồng thực hiện chính sách tiền lương

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sáng 20/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết tính đến hết năm 2023, Chính phủ đã dành được khoảng 680 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Phó Thủ tướng cho biết mặc dù các chỉ số được cải thiện nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Do đó, Chính phủ đã đề ra 11 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới.

Năm 2023, Chính phủ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,05%, thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng ở mức cao trên thế giới và khu vực. Quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ đô, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 3,25%.

Toàn cảnh phiên họp.

"Nhiều chính sách, giải pháp được thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả để hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân; đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 191,5 nghìn tỷ đồng. Tính đến hết năm 2023, đã dành được khoảng 680 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới", Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết.

Theo báo cáo, GDP quý I năm 2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ 2023, cao nhất từ 2020 đến nay. Thu ngân sách Nhà nước đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1%. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 17,46% kế hoạch, cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Tổng vốn FDI đăng ký đạt 9,27 tỷ USD, tăng 4,5%, trong đó vốn FDI thực hiện đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ.

Trước dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tạo thách thức, áp lực lớn lên chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nêu rõ 11 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Chính phủ trong thời gian tới, cụ thể như: tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, nhất là các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính.

Tại báo cáo thẩm tra, bên cạnh việc ghi nhận những kết quả đạt được trong năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu 6 nhóm vấn đề cần quan tâm, trong đó đánh giá công tác điều hành tăng trưởng tín dụng còn bất cập, tăng trưởng tín dụng đạt thấp hơn mục tiêu đề ra, tiếp cận tín dụng khó khăn.

Đối với thị trường bất động sản, báo cáo của Uỷ ban Kinh tế chỉ ra tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội, tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng còn chậm.

Uỷ ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nhận diện đầy đủ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế, làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, bài học kinh nghiệm để có giải pháp khắc phục.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 20/11, thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội khẳng định dự án sẽ tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.

Ngày 19/11 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội làm việc tại hội trường. Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo.

Bước sang ngày tranh tài thứ ba tại Giải bắn súng quân dụng Lục quân các nước ASEAN lần thứ 32 (AARM-32) đang diễn ra tại Philippines, các vận động viên đoàn tuyển thủ bắn súng Quân đội nhân dân Việt Nam đã nỗ lực thi đấu bắn đĩa bài 3 và đoạt được 15 huy chương Bạc.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.