Đảng đối lập thắng cử ở Greenland, Đan Mạch
Đây là kết quả đáng chú ý, phản ánh sự thay đổi trong xu hướng chính trị của Greenland, đặc biệt trong bối cảnh cuộc tranh cãi về con đường độc lập và các vấn đề địa chính trị tại khu vực Bắc Cực.
Đảng Dân chủ, dưới sự lãnh đạo của ông Jens-Frederik Nielsen, đã đưa ra chiến lược thận trọng trong việc đạt được độc lập và ủng hộ thu hút đầu tư doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế, cũng như phúc lợi cho người dân Greenland. So với mức 9,1% số phiếu trong cuộc bầu cử năm 2021, kết quả này là một bước tiến lớn của Đảng Dân chủ trong chính trường Greenland.
Trong khi đó, Đảng Naleraq, với lập trường đẩy nhanh tiến trình độc lập, xếp thứ hai với 24,5% số phiếu. Liên minh cầm quyền Inuit Ataqatigiit và đối tác Siumut chỉ giành được 36%, giảm mạnh so với 66,1% năm 2021. Thủ hiến vùng Greenland Mute Egede cho biết sẽ tôn trọng kết quả bầu cử và sẵn sàng đàm phán với các đảng khác để thành lập chính phủ mới.
Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh Greenland bị cuốn vào cuộc cạnh tranh địa chính trị ở Bắc Cực, khi các tảng băng tan chảy mở ra cơ hội khai thác tài nguyên. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố muốn Greenland trở thành một phần của Mỹ, nhưng ý tưởng này bị người dân Greenland phản đối mạnh mẽ.
Greenland là hòn đảo rộng lớn nhưng dân số chỉ khoảng 57.000 người - đã trở thành tâm điểm trong cuộc cạnh tranh địa chính trị tại Bắc Cực. Khi băng tan, các nguồn tài nguyên tại đây trở nên dễ khai thác hơn, đồng thời mở ra các tuyến vận tải biển mới.


Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 20/5 đã giảm 0,1 điểm phần trăm lãi suất cơ bản kỳ hạn 1 năm về 3%; lãi suất kỳ hạn 5 năm cũng giảm tương tự, về 3,5% từ mức 3,6%.
Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ hôm 19/5 được xem là bước ngoặt trong tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.
Đại hội đồng Y tế Thế giới ngày 20/5 đã chính thức thông qua một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường khả năng ứng phó với các đại dịch trong tương lai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/5 đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để trao đổi về cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và Mỹ “sẽ không đi đến đâu” nếu Washington kiên quyết rằng Tehran phải giảm hoạt động làm giàu urani xuống bằng 0.
Cuộc trao đổi giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin được mô tả là “tích cực” và “xây dựng”, mang lại kỳ vọng rằng các bên sẽ tiến thêm một bước đến hòa bình sau hơn ba năm xung đột Nga - Ukraine.
0