Dân số thế giới sẽ vượt 10 tỷ người trong thế kỷ này
1/4 quốc gia trên thế giới đã vượt qua thời kỳ đỉnh cao về dân số do tỷ lệ sinh giảm, khiến tốc độ tăng dân số chậm lại. Tuy nhiên, trong một báo cáo công bố ngày 11/7, Liên hợp quốc dự đoán vào giữa những năm 2080, dân số thế giới sẽ đạt mức đỉnh 10,3 tỷ người.
Theo Liên hợp quốc, tăng dân số ở một số quốc gia đông dân nhất thế giới như Ấn Độ, Indonesia và Nigeria sẽ đưa tổng dân số thế giới tăng thêm 2,1 tỷ người trong sáu thập niên tới.

LHQ dự báo có 9 quốc gia sẽ tăng gấp đôi dân số trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2054, trong đó có Angola, Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa dân chủ Congo.
Trong khi đó, dân số đã đạt đỉnh ở hơn 60 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với một số quốc gia như Đức, Italy và Nga, mức đỉnh dân số thậm chí có thể đến sớm hơn nếu không có người nhập cư.
Người nhập cư vốn sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng dân số ở hơn 50 quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada và Australia trong ba thập niên tới.
Tỷ lệ sinh ở một số quốc gia đã giảm nhanh hơn dự đoán và các nhà nghiên cứu của Liên hợp quốc cho rằng vào năm 2100, dân số trên Trái Đất sẽ thấp hơn 700 triệu người so với dự đoán cách đây một thập niên.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0