Đan Phượng xây dựng gia đình văn hóa tiêu biểu
Là vợ liệt sĩ, có chồng hy sinh, cống hiến cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc năm 1977, bà Phạm Thị Cam, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng luôn nghị lực, đảm đang làm tốt vai trò của người con dâu, người mẹ trong gia đình.
Ngày chồng bà hy sinh cũng là ngày ông bà đã có con trai đầu lòng được 6 tháng tuổi. Nén nỗi đau, mất mát, khó khăn chồng chất, bà Cam ở vậy vừa chăm mẹ già vừa nuôi con khôn lớn trưởng thành và hết lòng với công tác ở địa phương. Thương mẹ tảo tần, con trai và con dâu bà cũng nỗ lực làm ăn và giờ đây đã tạo dựng được cơ ngơi khang trang, con trai bà đã là chủ xưởng mộc, xưởng may, không những tạo việc làm cho người dân địa phương mà còn mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình.

Bà Phạm Thị Cam, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng tâm sự, gia đình tôi là gia đình chính sách nên làm sao để bảo ban các con cháu nói gương theo bước chân của ông đã hy sinh để phấn đấu học hành để thành đạt.
Vai trò nêu gương, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình là những phẩm chất đáng quý của những người cao tuổi trong gia đình. Đối với gia đình nhà giáo Nguyễn Tọa, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng khi cả 4 thế hệ đều chung sống hòa thuật và đều theo nghề nhà giáo.
Trong lối sống hàng ngày, gia đình nhà giáo Nguyễn Tọa luôn được nhiều người dân quý mến bởi lối sống giản dị, hiền hòa cùng truyền thống gia đình nền nếp, nuôi dạy con thành đạt,các cháu chăm ngoan, học giỏi.

Để gia đình hạnh phúc, ngoài việc phải làm gương cho các con về cách sống, cách cư xử trong gia đình, ông bà còn là tấm gương về tinh thần học tập và công tác của mình.
Không chỉ là người mẫu mực trong gia đình, người cao tuổi uy tín, nhà giáo Nguyễn Tọa còn có nhiều đóng góp tích cực cho địa phương. Gần 30 năm qua, nhà giáo ông đã dành thời gian vào công việc sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và phát huy các di sản văn hóa của quê hương Hạ Mỗ; giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc về những giá trị văn hóa lịch sử mà cha ông ta đã để lại trên mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Nhà giáo Nguyễn Toạ - xã Hạ Mỗ - huyện Đan Phượng cho hay, tôi là nhà giáo nên luôn làm tấm gương để xây dựng gia đình cho con cháu noi theo. Tôi tuy không học chữ nho nhưng luôn tìm tòi học hỏi cha ông để dạy dỗ, giải thích cho con cháu hiểu được giá trị và lời nói của cổ nhân.

Năm vừa qua, toàn huyện Đan Phượng có 92,2% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” trong đó có đóng góp không nhỏ của người cao tuổi. Từ phong trào nét đẹp truyền thống của gia đình Việt Nam được gìn giữ và phát huy. Đa số các gia đình đều thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, có ý thức tự giác trong việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, các thành viên trong gia đình sống mẫu mực, vợ chồng sống hoà thuận, bình đẳng, thuỷ chung, con cháu thảo hiền, chăm ngoan.
Ông Bùi Tất Thêm, chủ tịch xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng cho biết, trong văn hoá thì các cụ cao tuổi luôn là người truyền đạt lại truyền thống văn hoá quê hương cho con cháu. Rất nhiều văn hoá truyền thống của quê hương có thể sẽ mai một nếu không truyền lại cho con cháu để nối tiếp phát huy truyền thống gia đình và giữ vững tổ ấm gia đình của mình.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Đan Phượng đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực tham gia thực hiện nên phát triển mạnh đã góp phần giảm các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Mỗi hộ gia đình đều có ý thức thi đua xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, đoàn kết xóm làng, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình, tích cực xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, gia đình và dòng họ hiếu học.


Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
0