Đảm bảo thị trường BĐS lành mạnh, tránh tạo sốt đất
Các đại biểu bày tỏ ủng hộ dự thảo nghị quyết với đủ các cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn như tờ trình và báo cáo thẩm tra. Việc Quốc hội ban hành thêm nghị quyết này sẽ là cơ sở khơi thông nguồn lực, tăng thêm nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội.
Đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, cho biết: “Nếu nhìn nhận trong nghị quyết này, tôi cho rằng nếu áp dụng quy định của Điều 3 hoặc Điều 4 thì chắc chắn là chỉ đối với khu đô thị thôi. Cho nên không có câu chuyện chúng ta lấy đất lúa, đất nông nghiệp một cách đại trà, tràn lan để thực hiện nghị quyết này. Tôi cho rằng cách thiết kế này cũng khá hợp lý trên toàn quốc, rất chặt chẽ dự án nào, khu vực nào, nhất là phải gắn với kế hoạch đô thị”.
Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng, cho rằng: “Mục đích làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản, thúc đẩy nguồn lực xã hội khác. Chúng tôi tha thiết đề nghị từ điều kiện, tiêu chí thí điểm, phạm vi điều chỉnh điều kiện và đối tượng áp dụng, thì chúng tôi đề nghị Khoản 3 Điều 4 bằng nghị quyết thì mang tính chất khả thi hơn và tốt hơn”.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, khi nghị quyết thông qua cũng cần có những nguyên tắc để có một thị trường bất động sản lành mạnh, phù hợp, đáp ứng yêu cầu, tránh tạo ra sốt đất, vi phạm pháp luật.
Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: “Điều 3, khoản 1, điểm b quy định “Dự án phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở”. Dự án nào chúng ta đánh giá phù hợp? Tôi đề nghị làm rõ dự án là dự án nào. Bởi vì sau này chúng ta không thực hiện được. Lúc đầu chỉ có ý tưởng của nhà phát triển bất động sản thôi, sau đó còn phải lập dự án theo Luật Nhà ở, lập dự án theo Luật kinh doanh bất động sản, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận nhà đầu tư theo dự luật đầu tư… rất nhiều, và như vậy thì sẽ tranh cãi với nhau việc này”.
Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu.
Sáng nay, Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.


Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.
Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.
Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.
0