Đảm bảo hài hòa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát
Kết thúc 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,75%, Để đạt được chỉ tiêu lạm phát năm 2024 tù 4-4,5%, vẫn còn nhiều thách thức khi các yếu tố tác động tới nền kinh tế Việt Nam từ nay đến cuối năm vẫn còn là ẩn số. Đối với chính sách tiền tệ, áp lực tỷ giá, lãi suất cho vay khó hạ vẫn là những khó khăn phải đối mặt.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho hay: ''FED hiện tại chưa đưa ra lãi suất, dự kiến hạ lãi suất vào cuối năm nay, như vậy từ nay đến cuối năm áp lực tỷ giá vẫn còn cao…''

Đảm bảo hài hòa tăng trưởng và kiềm chế lạm phát
Ông Nguyễn Minh Tuấn, CEO của Afa Capital chia sẻ: ''Lãi suất huy động tăng nhẹ trong khi đó nếu giảm lãi suất cho vay thì biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp rất thấp, áp lực đè nặng lên doanh nghiệp là rất lớn, do đó lãi suất cho vay khó tiếp tục hạ…''
Giá cả hàng hóa, tình trang cung cầu cũng là những yếu tố chủ yếu tác động tới chỉ số lạm phát. Mục tiêu CPI của thành phố Hà Nội đặt năm nay là chưa đến 4%. Trong khi đó 6 tháng đầu năm, chỉ số CPI đã tăng 5,32%.

Như vậy nhiệm vụ của ngành công thương Thủ đô bên cạnh việc tạo đầu ra cho các doanh nghiệp tăng trưởng thì từ nay đến cuối năm phải hết sức sát sao với thị trường mới có thể đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát
Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội chia sẻ: ''Thường xuyên theo dõi diễn biến cung cầu hàng hóa thiết yêu, đưa ra những chương trình kích cầu tiêu dùng, khuyễn mãi tập trung, xúc tiến thương mại. Các sở ban ngành phối hợp với sở công thương theo dõi lĩnh vực mình quản lý để tham mưu cho thành phố các giải pháp kiểm soát lạm phát…''

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, kiểm soat lạm phát 6 tháng cuối năm, Chính phủ tiếp tục tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Giao NHNN, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, sử dụng các công cụ hợp lý, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng tốt hơn, phấn đấu giảm lãi suất cho vay 1-2%.
Bên cạnh đó, yêu cầu Bộ Công thương phối hợp các bộ ngành liên quan quyết liệt triển khai các giải pháp ổn định giá cả thị trường; cung ứng dồi dào hàng hóa, tăng cường công khai, minh bạch, giám sát kê khai giá, niêm yết giá theo quy định.


UBND thành phố Hà Nội vừa công bố kế hoạch thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tổng cầu tăng từ doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng mạnh bốn tháng đầu năm nay, không chỉ phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư đã dần quay trở lại, mà còn tạo dư địa cho doanh nghiệp nội vươn lên.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh ghi nhận doanh thu quý I/2025 đạt 924,9 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc doanh thu từ mảng bán bất động sản giảm 18,8%, còn 666,3 tỷ đồng.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới ban hành là một định hướng chiến lược quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết trong phiên họp Quốc hội sáng nay (9/5), việc sửa Luật Doanh nghiệp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số, đơn giản hóa thủ tục, đồng thời siết chặt tình trạng “vốn ảo”, doanh nghiệp “ma”, mua bán hóa đơn trái phép.
Trong cuộc họp mới đây do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ chủ trì, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty lớn của Việt Nam đã thống nhất tìm giải pháp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy các thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
0