Đắk Lắk phát hiện ba ổ dịch thủy đậu ở trường học

Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện đã ghi nhận 81 trường hợp thủy đậu, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm 2023. Điều đáng lo ngại đó là bệnh thủy đậu đã xuất hiện các ổ dịch trong các trường học khiến nhiều học sinh mắc bệnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 81 trường hợp thủy đậu, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các ca bệnh tập trung nhiều ở 3 ổ dịch với 70 ca bệnh là học sinh của 3 trường mầm non tại TP. Buôn Ma Thuột, huyện Ea Kar và huyện Buôn Đôn. Trường hợp đầu tiên mắc bệnh thủy đậu tại tỉnh Đắk Lắk được ghi nhận là bé N.P.P.T. (5 tuổi) đang theo học tại lớp Lá 2, Trường Mầm non Măng Non, huyện Ea Kar.

Trước đó, ngày 2/1, bé T. có hiện tượng sốt, nốt bọng nước đầu tiên ở bụng sau đó lan sang tay và trán. Ngày 3/1, người nhà đi mua thuốc điều trị 3 - 4 ngày cho bé. Sau khi các nốt mụn nước đã khô, bé T. đã đi học trở lại. Sau đó, từ ngày 17 - 22/1, Trường Mầm non Măng Non, huyện Ea kar đã ghi nhận thêm 27 trường hợp bị thủy đậu.

Các nốt thủy đậu trên da bệnh nhân. Ảnh: Sở Y tế Đắk Lắk

Ngay sau khi ghi nhận thông tin về ổ dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Ea Kar nhanh chóng tiến hành xác minh các trường hợp mắc bệnh tại trường học. Lập danh sách các bé theo ngày mắc bệnh, tiền sử tiêm chủng thủy đậu, cơ sở điều trị và tình trạng hiện tại. Cùng với đó cấp phát Chloramin B cho trường học để vệ sinh phòng học và đồ chơi, hướng dẫn nhà trường, phụ huynh thực hiện các biện pháp để phòng dịch bệnh lây lan và cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng, chống bệnh thủy đậu. Nhờ vậy, sau hơn một tháng tại huyện Ea Kar không ghi nhận thêm trường hợp mắc bệnh thủy đậu.

Bác sĩ Trần Kim Long, Phó phụ trách Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh thủy đậu được bắt nguồn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trẻ đến trường học trở lại, môi trường sinh hoạt, chế độ ăn uống, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó thời tiết mùa Đông - Xuân với nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Cũng theo bác sĩ Long, đến sáng 23/2, trong tổng số 81 ca bệnh được ghi nhận tại Đắk Lắk thì có tới 70 ca là học sinh ở các trường mầm non, hầu hết do các cháu chưa được tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh. Đơn cử như tại Trường Mầm non Măng Non huyện Ea Kar với 28 ca; Trường Mầm non thôn 6 xã Cư Cư Ê Bua, Thành phố Buôn Ma Thuột 22 ca và Trường Mầm non Hoa Ban xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn 20 ca. Tất cả các ca bệnh nhẹ và không có biến chứng.

Các nốt thủy đậu trên da bệnh nhân. Ảnh: Quang Nhật/CDC Đắk Lắk.Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giám sát ổ dịch thủy đậu tại huyện Ea Kar.

Nhằm khống chế và kiểm soát dịch thủy đậu, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk phối hợp Trung tâm Y tế các huyện, thành phố điều tra xác minh các ca bệnh, ổ dịch và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch.

Do đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo, khi nghi ngờ bị mắc bệnh thủy đậu, người dân cần tiến hành cách ly, xử lý theo quy trình, không để dịch lây lan dịch bệnh. Việc này nhằm hạn chế tối đa xảy ra biến chứng, không để tử vong. Hiện biện pháp tốt nhất, hiệu quả và lâu dài nhất là người dân nên chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu. Người đã tiêm chủng vaccine thủy đậu có khả năng miễn dịch tuyệt đối với bệnh. Khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, không bị biến chứng./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.

Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.