Đại sứ các nước đánh giá cao đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bà Khamphao Ernthavanh - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lào tại Việt Nam, nhận định: “Đường lối ‘ngoại giao cây tre’ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xây dựng thực sự là một khía cạnh rất quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển và tiến bộ rất vững chắc.
Thành tựu của công tác đối ngoại, ngoại giao Việt Nam những năm qua là thành quả của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó nhân tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã kế thừa truyền thống của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đặt nền móng vững chắc cho quan hệ hai nước Lào - Việt Nam cùng với Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong, tiếp tục phát triển mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam”.

Ông Hùng Ba - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam, cho rằng: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là nhà chính trị kiệt xuất mà còn là nhà lý luận vĩ đại, nhận thức sâu sắc và tỉnh táo đối với việc Việt Nam phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công cuộc ngoại giao Việt Nam giành được thành tựu quan trọng, như chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói về Việt Nam: “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày hôm nay”.
Ông Gennady Stepanovich - Đại sứ Nga tại Việt Nam, cho biết: “Là một chính trị gia giàu kinh nghiệm, Tổng Bí thư luôn biết đặt trọng tâm một cách chính xác và làm mọi cách để đảm bảo Việt Nam là một trung tâm quyền lực độc lập không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ luôn nhớ đến đồng chí Nguyễn Phú Trọng như một người bạn tuyệt vời của nước Nga, người đã có đóng góp cá nhân to lớn vào việc tăng cường quan hệ song phương”.

Ông Marc E.Knapper - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, chia sẻ: “Tôi đã có cơ hội được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên vào mùa xuân năm 2022 ngay sau khi tôi đến Việt Nam trên cương vị Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Tổng Bí thư đã chia sẻ về tầm quan trọng việc gác lại quá khứ, hướng tới tương lai và đặc biệt là những cam kết của Tổng Bí thư trong việc thúc đẩy mối quan hệ song phương bền chặt. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hình dung ra cách tiếp cận mới đối với tương lai của quan hệ song phương dựa trên sự hợp tác và thành công dựa trên thành tựu của quá khứ”.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet, cho biết: "Qua các cương vị khác nhau mà ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm, chúng tôi thấy rằng vai trò của ông rất quan trọng trong việc hình thành nên trường phái “ngoại giao cây tre”. Chính sách đó hoàn toàn phù hợp với đường lối của Việt Nam đề ra từ thời kỳ đổi mới những năm 1980, đó là mở cửa hội nhập thế giới, đồng thời đóng góp vào sự ổn định của khu vực. Đây chính là biểu tượng mạnh mẽ về chính sách đối ngoại của Việt Nam”.


Thủ tướng Chính phủ phê bình 30 Bộ, cơ quan Trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Nikol Pashinyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia vào chiều ngày 4/4, theo giờ địa phương.
Đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt là một trong các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, là dịp để chỉnh huấn, chỉnh quân, tự kiểm điểm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện công tác chuyên môn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Burundi vào cuối giờ chiều ngày 4/4, tại Trụ sở Chính phủ.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào chiều ngày 4/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng.
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề chính sách thuế đối ứng mà Mỹ áp dụng với các nước, trong đó có Việt Nam cũng như quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ cùng trao đổi để sớm ký một thỏa thuận song phương giữa hai nước.
0