Đại học 'lệch chuẩn' phải giải thể trước trước 2030
Đây là nội dung theo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo quy hoạch, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong khối các trường có quy mô đào tạo lĩnh vực trọng điểm về công nghệ thông tin; đến năm 2045 thành trường kỹ thuật công nghệ hàng đầu Châu Á. Để đạt được mục tiêu này, trường đề ra các giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển cơ sở vật chất.
GS.TS Chử Đức Trình - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho biết: "Trường cố gắng xây dựng hệ thống quản trị đại học số, rất cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong quá trình đầu tư, xây dựng, hoàn thiện khu vực trên Hòa Lạc. Đó là cơ sở để các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục phát triển".
Sau hơn hai năm chuyển trụ sở tới Hòa Lạc, khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội - khu đô thị đại học lớn nhất Việt Nam - đã có quy mô đào tạo khoảng 6.000 sinh viên học tập trung. Di dời đại học ra nội đô thành công đã và đang dần giải quyết bài toán phát triển cơ sở vật chất cho các trường, trong đó có vấn đề diện tích đất/sinh viên tối thiểu 25m2 - thách thức đối với nhiều trường đại học ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM do quỹ đất hạn hẹp.
Đối với Trường Đại học Mở Hà Nội, nhà trường cho biết đang tìm kiếm các nguồn lực để tiếp tục triển khai dự án xây dựng Trường Đại học Mở Hà Nội tại xã Long Hưng, huyện Văn Giang. Trong quá trình chuẩn bị cho di dời, trường cũng nhận được sự quan tâm của Bộ Giáo dục Đào tạo và thành phố Hà Nội. Trong đó, Hà Nội đã có chủ trương bố trí quỹ đất cho một số trường đại học trong đó có 23,57 ha cho Trường Đại học Mở Hà Nội tại huyện Chương Mỹ.
Trước khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới phát triển cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã tính toán, làm việc kỹ với các bên liên quan để đảm bảo tính khả thi của quy hoạch. Lãnh đạo chính quyền các thành phố lớn đều cam kết dành quỹ đất cho trường đại học trên địa bàn mình đạt chuẩn.
Ông Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho biết thêm: "Nếu chúng ta xem lại quy hoạch Hà Nội, sẽ thấy diện tích dành cho giáo dục và giáo dục đại học còn lớn hơn cả quy hoạch đề ra. Quy hoạch đề ra là tối thiểu nhưng Hà Nội đã bố trí nhiều hơn. Ngoài ra còn bố trí ở Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Quy hoạch đề ra ở cả khu vực xung quanh chứ không chỉ tập trung ở Hà Nội. TP. HCM cũng vậy, còn quy hoạch ra cả Bình Dương, Đồng Nai".
Theo quy hoạch, Hà Nội cần có gần 1.200 ha đất để phục vụ đào tạo, nghiên cứu cho phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; TP. HCM cần có gần 1.100 ha. Đây là hai thành phố phải chuẩn bị quỹ đất cho mạng lưới cơ sở giáo dục đại học lớn nhất cả nước, chiếm trên 62% tổng quỹ đất cho cơ sở giáo dục đại học được quy hoạch đến năm 2030, trong đó toàn bộ trường đại học phải đạt chuẩn


Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 8 trường khối công an năm nay là hơn 2.300, trong đó Học viện An ninh nhân dân tuyển nhiều nhất với 540 chỉ tiêu, Bộ Công an thông tin.
0