Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Quy chế tuyển sinh riêng

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố Quy chế tuyển sinh đại học áp dụng từ năm 2023. Đây là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước công bố quy chế tuyển sinh đại học riêng.
Đại học Kinh tế Quốc dân. Ảnh: Website nhà trường


Về cơ bản, quy chế tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là sự tích hợp giữa các quy định về đối tượng tuyển sinh, điểm cộng ưu tiên, quy định tuyển thẳng, phương thức xét tuyển... từ quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng những yêu cầu đặc thù của trường (không áp dụng với công tác tuyển sinh liên kết do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng).

Nội dung đáng chú ý là từ năm 2023, điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng 2 năm đối với những thí sinh được hưởng là năm tốt nghiệp và năm kế tiếp. Đây là một trong những quy định mới tại quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - tổng điểm đạt được)/7,5] × mức điểm ưu tiên khu vực.

Quy chế này cũng quy định rõ chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: "Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp Trung học Phổ thông (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp".

Về phương thức tuyển sinh, hàng năm, trong đề án tuyển sinh, trường công bố quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển/xét tuyển kết hợp hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả trường hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.

Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn, tổ hợp dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo (có thể tính hệ số theo từng môn), trong đó có môn Toán hoặc Ngữ văn.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng quy định không sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo (trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn Ngoại ngữ). Trường hợp trường tổ chức thi tuyển sinh cần thông báo trước ít nhất một năm trước khi cho thí sinh đăng ký dự tuyển và tuân thủ tổ chức thi theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chia sẻ về phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 và từ năm 2025, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết: Trong thời gian tới, nhà trường sẽ giữ chỉ tiêu tuyển sinh ổn định ở mức như hiện nay với phương thức xét tuyển chủ yếu là xét tuyển kết hợp, tinh giản theo hướng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh hoặc của các trung tâm khảo thí độc lập (nếu có) kết hợp Chứng chỉ quốc tế (SAT, ACT, IELTS…).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến dùng điểm thi tốt nghiệp hoặc học bạ làm gốc, kết hợp hàng loạt tiêu chí để các đại học xây dựng công thức quy đổi điểm xét tuyển năm 2025.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố 5 đối tượng thuộc diện được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026.

Hà Nội đã công bố kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp mầm non, lớp 1, lớp 6 các trường mầm non, phổ thông công lập năm học 2025-2026 của 30 quận, huyện, thị xã.

Bỏ xét tuyển sớm, không chia chỉ tiêu theo phương thức, thêm hàng loạt tổ hợp hay thêm các kỳ thi riêng là những thay đổi trong kỳ tuyển sinh đại học 2025.

Cả nước hiện có hơn 10 cơ sở giáo dục đại học tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Đây là xu hướng được cả các thí sinh và các đại học nắm bắt cơ hội.

Hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1, do Đại học quốc gia (ĐHQG) TP.HCM tổ chức tại 25 tỉnh, thành phố, vào ngày 30/3. Đây là kỳ thi có số thí sinh đăng ký đông nhất cả nước tính đến thời điểm hiện tại.