Đài Hà Nội đồng hành cùng thí sinh ôn thi THPT
Tiện ích với ôn thi THPT trực tuyến
Trong tiết tự học của học sinh lớp 12N1 Trường THPT Trí Đức, các em đang cùng nhau xem bài giảng môn Toán, chương trình ôn tập thi tốt nghiệp THPT dành cho học sinh lớp 12 của Đài Hà Nội trên website hanoionline.vn. Với đặc thù là trường nội trú, học sinh học tập, ăn nghỉ trong khuôn viên của trường, Trường THPT Trí Đức thường xuyên sắp xếp những giờ học tự học để học sinh cùng xem và học lại nội dung kiến thức qua những bài giảng trong chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội.
Em Nguyễn Quang Anh, học sinh lớp 12N1, Trường THPT Trí Đức cho biết: "Em thấy phương pháp giảng dạy của các cô khá hợp lý, giúp em dễ hiểu hơn vào bài học".
Bà Chu Thị Hiên, Hiệu trưởng Trường THPT Trí Đức cho rằng: "Thuận lợi hơn với trường là các con ở nội trú, nên nhà trường có thể bố trí quản lý, giám sát. Việc các con tham gia giờ học như vậy sẽ được hiệu quả hơn".
Không chỉ xem qua các khung giờ phát sóng cố định, việc tiếp cận những bài giảng này cũng thuận tiện thông qua các nền tảng số của Đài Hà Nội. Với em Minh An, sau khi hoàn thành xong bài tập và việc học trên lớp, em luôn dành thời gian trong ngày để tự học với các bài giảng ôn tập thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội. "Sau khi em đã làm xong bài tập về nhà, em thường mở web hanoionline.vn để xem thấy cô giảng bài. Em thấy thầy cô giảng bài rất dễ hiểu và giúp củng cố kiến thức, để em có thể ôn luyện, phục vụ cho kỳ thi THPT quốc gia", Minh An chia sẻ.
Lan tỏa những bài giảng ôn thi tốt nghiệp THPT
Nhiều giáo viên đã chia sẻ về ý nghĩa tích cực của chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT. Đó không chỉ là chương trình có ý nghĩa với học sinh lớp 12 ở Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước mà còn có ý nghĩa với chính các thầy cô.
Giáo viên Nguyễn Thị Lan Anh, Trường THPT Trí Đức chia sẻ: "Đây là chủ trương đúng đắn của thành phố và đặc biệt là Đài Hà Nội. Chương trình dạy học trên truyền hình không phải bây giờ Đài Hà Nội mới thực hiện mà đã thực hiện từ rất lâu, đặc biệt trong thời kỳ Covid-19. Bây giờ, đây được coi là kênh tham khảo rất tốt cho học sinh, trong bối cảnh Thông tư 29 mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo".
"Tôi thực sự cảm thấy rất vui vì Đài Hà Nội đã đưa ra chương trình này. Bản thân tôi đã từng xem và giới thiệu với học sinh của tôi để học sinh có thể xem", giáo viên Nguyễn Minh Phương, Trường THPT Trí Đức cho hay.
Theo bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Chu Văn An, ngoài việc được học kiến thức từ các thầy cô giỏi, những giáo viên ở tỉnh khác nếu cùng theo dõi cũng sẽ học được cách tổ chức dạy học từ đồng nghiệp của mình. Chương trình không chỉ bồi dưỡng cho học trò mà cho cả đội ngũ giáo viên.
Để có những bài giảng chất lượng cao
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền, Trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm đảm nhận hai trong số 10 tiết hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn. Cô Thu Hiền là một trong số những giáo viên giỏi của thành phố được lựa chọn tham gia soạn giáo án và trực tiếp giảng dạy trên Chương trình hướng dẫn ôn tập trên Đài Hà Nội. Mỗi tiết hướng dẫn đều được cô và các đồng nghiệp chuẩn bị kỹ lưỡng, nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, vừa hỗ trợ các em tự học.
"Để có được tiết học như thế này, các giáo viên đã phải tổng hợp các bài dạy của mình trong suốt ba năm, cả lớp 10, 11 và 12. Bởi đề thi đòi hỏi yêu cầu cần đạt của cả ba năm học, tập trung hơn vào lớp 12, nhưng lại cần bao quát kiến thức của học sinh cả năm lớp 10, lớp 11, thậm chí cả kiến thức THCS. Trong quá trình thực hiện, nhóm giáo viên của từng môn phải liên tục trao đổi với nhau để sắp xếp được các đơn vị kiến thức logic và không trùng lặp", cô Thu Hiền chia sẻ.
Từ năm 2023, các tiết hướng dẫn ôn tập trên truyền hình và các nền tảng số của Đài Hà Nội đã được triển khai. Đây là một trong những giải pháp, hỗ trợ học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố ôn tập hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của Hà Nội đã tăng từ vị trí thứ 27 năm 2022 lên vị trí thứ 16 năm 2023 và vị trí thứ 11 năm 2024. Đặc biệt, đây cũng là kênh học tập hiệu quả của học sinh lớp 12 một số tỉnh, thành lân cận.
Ông Trần Đăng Nghĩa, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho rằng: "Các thầy cô giáo tham gia chương trình đã có sự chọn lọc, đều là những giáo viên giỏi, có uy tín và đã tham gia nhiều hoạt động trong ngành. Vì vậy, cha mẹ học sinh và các em học sinh có thể yên tâm về chương trình".
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đánh giá: "Qua ứng dụng Hanoi ON, Đài Hà Nội cũng có thể đã hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa như ở Yên Bái, Cao Bằng...có thể truy cập, theo dõi và ôn luyện trực tuyến".


Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
0