Đại biểu đặt câu hỏi liệu có sự cấu kết trong đấu giá đất

(HanoiTV) - Đại biểu Quốc hội kiến nghị Bộ Công an chọn một số phiên đấu giá đất gây xôn xao dư luận để xác minh điều tra làm rõ, nhằm tăng tính răn đe trong hoạt động đấu giá đất.

Sáng 1/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm, bàn giải pháp cho những tháng cuối năm 2022.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng,chuyện đấu giá đất cao chót vót rồi bỏ cọc diễn ra khá phổ biến với muôn vàn lý do. Thời gian qua, không ít nhà đầu tư đã sử dụng chiêu trò này nhằm thổi giá đất để thao túng thị trường, làm lợi cho một nhóm thiểu số. Việc trả giá quá cao, thắng thầu rồi bỏ cọc như thời gian vừa qua đã tạo ra nhiều hệ lụy.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy phát biểu về những góc khuất, những tiêu cực trong đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua (Ảnh: Quochoi.vn)

“Có những nhà đầu tư còn lợi dụng nâng giá trị cố phiếu, trái phiếu. Nguy hiểm hơn, có những nhà đầu tư còn lợi dụng đánh bóng giá trị tài sản bảo đảm của mình cho các khoản vay ngân hàng. Nếu thực hiện trót lọt thì sẽ rút ruột các ngân hàng. Đáng chú ý, khi giá đất bị đẩy lên quá cao, giấc mơ an cư của những người có thu nhập thấp ngày càng xa vời”, đại biểu Thủy bức xúc.

Cũng theo đại biểu Thủy, tình trạng quân xanh quân đỏ, thông đồng dìm giá, bắt tay nhau để mua rẻ tài sản của nhà nước, nhất là đất đai diễn ra tại nhiều phiên đấu giá.

"Việc bắt tay nhau để dìm giá, mua rẻ tài sản của Nhà nước nhất là đất đai diễn ra tại nhiều phiên đấu giá để lót đường cho một nhà đầu tư đã định sẵn trúng với giá rẻ", đại biểu tỉnh Bắc Kạn nêu thực trạng.

Không chỉ vậy, đại biểu Nguyễn Thị Thủy còn cho biết có tình trạng bắt tay ngầm rút ruột tài sản của Nhà nước. "Theo phản ánh của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, sẽ không thể tác động được vào cuộc đấu giá nếu không có tay trong cung cấp thông tin. Ở mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn đó là sự cấu kết của những người có thẩm quyền để tạo thành nhóm lợi ích, rút ruột của Nhà nước từ các phiên đấu giá", bà nói.

Chẳng hạn, gần đây có vụ án tại Hà Nội, các đối tượng đã bắt tay với những người có trách nhiệm để điều chỉnh giá đất, từ 500 tỷ đồng xuống còn 300 tỷ đồng.

"Nếu như phi vụ này trót lọ, Nhà nước sẽ mất gần một nửa số tiền. Đến nay vụ án này đã có 8 bị can bị khởi tố, trong đó có 2 bị can là cán bộ quản lý dự án. Tuy nhiên, dư luận băn khoăn liệu rằng còn nhiều phi vụ tương tự chưa bị phát hiện hay không?", nữ đại biểu đặt vấn đề.

Đến nay, 2 công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TP.HCM) vẫn chưa đóng hơn 8.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Ảnh: T.L.

Đại biểu Thủy cũng nêu lên tình trạng móc ngoặc trong thẩm định giá.

“Có thể nói rằng, thẩm định giá là một khâu vô cùng quan trọng trong đấu giá đất. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, pháp luật đã trao cho tổ chức này chức năng quá lớn, trong khi cơ chế kiểm soát lại hết sức lỏng lẻo. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều sai phạm trong thẩm định giá nói chung, thẩm định giá đất nói riêng trong thời gian vừa qua”, đại biểu Thủy nhấn mạnh.

Theo đại biểu này, việc dìm giá còn có thủ đoạn sử dụng xã hội đen đe dọa người tham gia đấu giá khiến họ sợ hãi, bỏ cuộc, rút hồ sơ. Giá lô đất do những đối tượng này thao túng, chỉ cao hơn giá khởi điểm không đáng kể. Những vi phạm này gây ra những thiệt hại rất lớn cho tài sản Nhà nước chứ không đơn thuần là vi phạm quy định trong đấu thầu, đấu giá.

Trước thực trạng này, đại biểu Thủy đưa ra hai kiến nghị Chính phủ tăng cường kiểm soát chặt chẽ, chỉ đạo thanh, kiểm tra thường xuyên hơn đối với hoạt động này. "Kiến nghị Bộ Công an chọn một số phiên đấu giá đất có nhiều dư luận để xác minh điều tra làm rõ nhằm tăng tính răn đe phòng ngừa vi phạm trong hoạt động này", bà đề xuất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.

Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.

Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.