Đại án Vạn Thịnh Phát: Hơn 35.000 nhà đầu tư bị lừa
Câu kết để lừa đảo
Hồ sơ vụ án thể hiện, năm 2018, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tình trạng bị các cơ quan quản lý thanh tra, kiểm tra; nợ xấu kéo dài, hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát gặp khó khăn trong việc xin cấp tín dụng từ SCB.

Khoảng tháng 8/2018, Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã cùng đồng phạm sử dụng 4 pháp nhân là Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông, Công ty cổ phần đầu tư Quang Thuận, Công ty CP đầu tư - phát triển Sunny World, và Công ty cổ phần dịch vụ - thương mại TP.HCM phát hành 25 mã trái phiếu “khống” để chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư.
Các đối tượng đã lên phương án lập, ký kết các hợp đồng kinh tế khống (mua bán cổ phần, trái phiếu, vay tiền) giữa 4 công ty này và các công ty khác thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, các cá nhân khác hoặc công ty đối tác.Việc lập hợp đồng khống nhằm để hợp thức mục đích phát hành trái phiếu, làm nhà đầu tư tin rằng tiền mua trái phiếu được sử dụng để đầu tư vào các dự án sinh lời.
Công ty chứng khoán TVSI được lựa chọn là đơn vị tư vấn, phát hành trái phiếu. TVSI có nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, công bố thông tin, đại diện cho 4 công ty phát hành trái phiếu ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng với các trái chủ.
Khi 4 công ty phát hành trái phiếu thì một nhóm các công ty khác đứng ra mua trái phiếu với tư cách trái chủ sơ cấp. Việc thanh toán tiền mua trái phiếu thực chất chỉ là các bút toán khống, hạch toán khống giao dịch trên hệ thống SCB. Từ đây, việc tạo lập các gói trái phiếu khống hoàn thành và sau đó được bán cho người dân thông qua TVSI và SCB.
Các bị can đó là thành lập công ty "ma" rồi thuê người đứng tên, sở hữu cổ phần, tài sản, khoản vay, ký khống tài liệu... phục vụ cho các hoạt động tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Thậm chí, bà Trương Mỹ Lan còn giao cấp dưới phân bổ các công ty “ma” cho nhiều nhóm phụ trách, mỗi người quản lý từ 20 - 30 công ty. Có công ty, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sắp xếp từ 8 - 10 tỷ đồng/tháng để chi trả lương cho cá nhân được thuê, tùy vào vị trí.Đến thời điểm khởi tố vụ án, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có 1.470 công ty, trong đó có 46 công ty nước ngoài. Sau khi được thành lập, có 656 công ty "ma" được sử dụng để vay tiền tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Hiện 435 công ty còn dư nợ gốc và lãi, đều thuộc nhóm nợ xấu không có khả năng thu hồi. Có 85 công ty được thành lập để chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và 63 công ty nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam thông qua Ngân hàng SCB. Ngoài ra, có 50 công ty dùng để tạo lập, phát hành trái phiếu, và hàng trăm công ty được thành lập đứng tên tài sản... theo mục đích của Trương Mỹ Lan.
Rửa hơn 445.000 tỷ đồng
Nhằm che giấu nguồn gốc và việc sử dụng bất hợp pháp số tiền chiếm đoạt được, để cắt đứt dòng tiền, cáo trạng truy tố Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã rút tiền mặt trực tiếp tại Ngân hàng SCB (chủ yếu ở Chi nhánh Sài Gòn). Khi chưa cần sử dụng ngay tiền mặt thì bà Lan sẽ chỉ đạo các đồng phạm sử dụng các cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng SCB để nhận tiện, chuyển số tiền “đen” này đến “tài khoản chờ”.

Khi cần sử dụng thì sẽ lập ra các phương án chuyển tiền lòng vòng giữa các tài khoản, cuối cùng đến tài khoản chỉ định để Trương Mỹ Lan sử dụng cho các mục đích cá nhân… Hành vi này của bà Lan và đồng phạm đã phạm vào tội rửa tiền, với số tiền 445.000 tỷ đồng do phạm tội mà có. Cáo trạng xác định, bị can Chu Lập Cơ (chồng bị can Trương Mỹ Lan) là đồng phạm khi đã giúp sức vợ "rửa tiền".
Ngoài các hành vi trên, cáo trạng cũng xác định Trương Mỹ Lan là người chỉ đạo các bị can và người liên quan tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB vận chuyển trái phép qua biên giới hơn 4,5 tỷ USD (tương đương 106.730 tỷ đồng).
Để chuyển trái phép số tiền này, Trương Mỹ Lan đã phối hợp những người liên quan và lãnh đạo Ngân hàng SCB lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp. Hợp đồng tư vấn; hợp đồng các khoản vay nợ giữa các công ty tại VN và công ty, tổ chức ở nước ngoài.
Thông qua các hợp đồng khống này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng SCB. Theo Kết luận Điều tra, 22/5/2024, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có văn bản đề xuất phương án xử lý, khắc phục hậu quả bước đầu các gói trái phiếu của các công ty liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng. Đồng thời, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cam kết sử dụng gần 200 tỷ đồng của 2 công ty để khắc phục cho các nhà đầu tư trái phiếu.


Chung cư ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã xảy ra vụ án mạng vào ngày 5/4, khiến một người phụ nữ tử vong.
“Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn” - chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm giáo viên, học sinh.
Với gần 900 sản phẩm du lịch từ hơn 100 gian hàng, nhiều người dân TP.HCM 'săn' được tour giá rẻ cho dịp hè tại Ngày hội Du lịch TP.HCM
Hơn 1.000 bộ đội và dân quân ở khu vực phía Bắc đã tiếp tục di chuyển trên hai đoàn tàu khởi hành từ ga Hà Nội vào miền Nam hội quân, để hợp luyện và tham gia diễu binh, diễu hành nhân dịp 30/4.
Hoàng Thị Hải Yến cùng đồng phạm đã thành lập 30 công ty "ma" để xuất bán khống hàng nghìn hóa đơn giá trị gia tăng (không hàng hóa kèm theo).
Ông Nguyễn Xuân Tùng, Giám đốc Công ty Thiên An Phát và ba cổ đông vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hai tội danh.
0