Đặc phái viên Mỹ làm rõ về đề xuất 'phân chia Ukraine'

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine, Tướng Keith Kellogg, bác bỏ ý kiến rằng ông đã đề xuất phân chia Ukraine như nước Đức sau Thế chiến II, cáo buộc tờ The Times đã xuyên tạc phát biểu của ông về một thỏa thuận an ninh hậu ngừng bắn theo phong cách Chiến tranh Lạnh.

Ông Kellogg nói với tờ The Times của Anh trong một cuộc phỏng vấn được công bố ngày 11/4 rằng, quân đội Anh và Pháp, chứ không phải quân đội Mỹ, có thể chỉ huy một lực lượng quân sự phương Tây đóng ở phía Tây sông Dnepr, trong khi quân đội Ukraine sẽ giữ phần lãnh thổ xa hơn về phía Đông. Ông cũng đề xuất thiết lập một khu phi quân sự (DMZ) rộng khoảng 30 km dọc theo chiến tuyến hiện tại để ngăn chặn các cuộc đụng độ trực tiếp với lực lượng Nga.

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine, Tướng Keith Kellogg.

Ông Kellogg, một trung tướng đã nghỉ hưu của Quân đội Mỹ được Tổng thống Trump bổ nhiệm để làm việc trực tiếp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: “Bạn gần như có thể khiến nó trông giống như những gì đã xảy ra với Berlin sau Thế chiến II, khi bạn có một khu vực do Nga kiểm soát, một khu vực do Pháp kiểm soát, một khu vực do Anh kiểm soát và một khu vực do Mỹ kiểm soát”.

Ông Kellogg thừa nhận rằng Moscow “có thể không chấp nhận” các vùng kiểm soát được đề xuất và tuyên bố rằng DMZ sẽ tạo ra các điều kiện cho lệnh ngừng bắn “bền vững” và “hoàn toàn không mang tính khiêu khích” đối với Moscow.

Tờ The Times đăng bài viết với tiêu đề “Sứ giả của Trump: Chúng ta có thể chia cắt Ukraine như Berlin sau chiến tranh”, khiến ông Kellogg cáo buộc tờ báo đã trích dẫn lời ông ra khỏi ngữ cảnh và gây hiểu lầm.

“Bài báo của tờ The Times đã diễn giải sai những gì tôi đã nói”, ông Kellogg viết trên X vào tối 11/4, “Tôi đang nói về một lực lượng sau lệnh ngừng bắn để ủng hộ chủ quyền của Ukraine. Trong các cuộc thảo luận về việc phân chia, tôi đã tham chiếu đến các khu vực hoặc vùng chịu trách nhiệm của một lực lượng đồng minh (không có quân đội Mỹ). Tôi KHÔNG đề cập đến việc phân chia Ukraine”.

Tuy nhiên, bài viết của tờ The Times lưu ý, ý tưởng của Tướng Kellogg ngụ ý rằng bất kỳ giải pháp cuối cùng nào cũng sẽ bao gồm việc Kiev từ bỏ các yêu sách đối với các vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát, một quan điểm tương đồng với các đề xuất gần đây do đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Nga, ông Steve Witkoff, đưa ra.

Ông Witkoff ngày 11/4 đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại St. Petersburg. Trước đó ông Witkoff đã lập luận rằng việc công nhận quyền sở hữu của Nga đối với bốn khu vực gồm Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson là con đường nhanh nhất để chấm dứt xung đột. Đề xuất này, được cho là đã được nêu ra trong một cuộc họp tại Nhà Trắng vào tuần trước và dẫn tới một cuộc tranh luận nội bộ trong chính quyền Trump. Tướng Kellogg được cho là đã nhấn mạnh rằng, Ukraine sẽ không chấp nhận nhượng bộ lãnh thổ hoàn toàn.

Hiện các nước phương Tây ủng hộ Kiev vẫn chia rẽ về đề xuất triển khai “lực lượng trấn an” tới Ukraine sau khi giao tranh giữa Kiev và Moscow kết thúc. Tại cuộc họp mới nhất của “liên minh những người sẵn sàng” với sự tham gia của khoảng 30 quốc gia, chủ yếu là thành viên NATO và EU, tại Brussels vào ngày 10/4, chỉ có 6 quốc gia phương Tây bày tỏ sự sẵn sàng gửi quân, theo AFP.

Moscow đã nhiều lần cảnh báo phương Tây không được triển khai quân đội tới Ukraine dưới bất kỳ lý do nào, đặc biệt là lực lượng từ quốc gia thuộc NATO. Tháng trước, cựu Tổng thống Nga và Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết khả năng xuất hiện bất kỳ “lực lượng gìn giữ hòa bình” nào của NATO tại Ukraine sẽ đồng nghĩa với một cuộc chiến tranh giữa khối này và Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 11/4 tuyên bố, Berlin hiện không thể cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine vì đã cạn vũ khí đánh chặn này.

Ngày 12/4, quân đội Nga đạt bước tiến ở Shevchenko gần Pokrovsk. Trong khi đó, các nhóm tác chiến của Nga ở các mặt trận cũng gây nhiều thiệt hại về người và trang thiết bị cho Ukraine.

Đến tháng 3/2025, các nước NATO đã chuyển cho Ukraine hơn 900 xe tăng, theo cổng thông tin Oryx chuyên theo dõi các đợt chuyển giao vũ khí.

Tập đoàn công nghệ Rostec của Nga đã chuyển giao cho quân đội Nga lô xe BMP-3 mới với lớp giáp bảo vệ được nâng cấp đáng kể.

Chỉ trong hơn 3 tháng, đã có hơn 600 ca nhiễm sởi được ghi nhận trên toàn nước Mỹ, gần gấp đôi tổng số ca của cả năm 2024.

Đối mặt với mức thuế quan cao chưa từng có của Mỹ, Trung Quốc không những không tìm cách đàm phán mà còn đáp trả Washington bằng mức thuế tương ứng.