Đà Nẵng: Ca nghi mắc đậu mùa khỉ xét nghiệm âm tính

Theo thông tin từ Sở Y tế Đà Nẵng, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ là âm tính. Tuy nhiên, bệnh nhân lại dương tính với bệnh tay chân miệng.

Tối 19/10, ông Võ Thu Tùng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, cho biết bệnh nhân nghi mắc đậu mùa khỉ đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus gây bệnh này. Bệnh nhân lại có kết quả dương tính với virus tay chân miệng.

Bệnh nhân nghi mắc đậu mùa khỉ ở Đà Nẵng đã có kết quả xét nghiệm âm tính

Trước đó, ngày 18/10, Bệnh viện Đà Nẵng thực hiện các biện pháp tạm thời cách ly đối với một bệnh nhân nghi mắc đậu mùa khỉ. Theo bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, thì bệnh nhân này sức khỏe bình thường, có triệu chứng là phát ban ở bàn tay, bàn chân.

Vì vậy, ngành y tế mới đưa ca bệnh này vào diện theo dõi, nghi mắc đậu mùa khỉ để thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch tễ, đồng thời gửi mẫu bệnh phẩm đến Viện Pasteur Nha Trang.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã ban hành công văn khẩn về việc thực hiện cách ly đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ nhằm tránh lây lan trong khi chờ kết quả xét nghiệm.

Đồng thời, Bệnh viện Đà Nẵng lập danh sách tất cả nhân viên, người tiếp xúc gần với trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ tại bệnh viện để tư vấn, hướng dẫn tự theo dõi sức khoẻ trong vòng 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối hoặc đến khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính (nếu có)./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.

Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.

Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.

Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.