Cựu Tổng Giám đốc VEAM lĩnh thêm án 11 năm tù
Ngày 6/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Giang (sinh năm 1949, cựu Tổng Giám đốc, Ủy viên Hội đồng quản trị Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM, giai đoạn 2000 - 2011) mức án 11 năm tù; Hồ Mạnh Tuấn (sinh năm 1963, cựu Phó Giám đốc VEAM) 7 năm tù về cùng tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại Điều 219, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.
Trước đó, ngày 28/12/2023, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Giang đã bị phạt 5 năm tù về cùng tội danh trên.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Nhà máy ô tô VEAM (trụ sở ở Thanh Hóa) là chi nhánh thành viên hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo ủy quyền của VEAM. Trong các năm 2005 và 2011, VEAM mua 305 bộ khuôn dập chi tiết của cabin ô tô nhưng không sử dụng vào việc gì, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thất thoát, lãng phí số tiền gần 27 tỷ đồng.
Cụ thể, ngày 5/4/2005, VEAM - khi đó đại diện là bị cáo Giang - Tổng Giám đốc đã ký hợp đồng kinh tế (không số) mua 101 bộ khuôn dập ca bin ô tô bằng kim loại cũ đã qua sử dụng với giá 395.000 USD của Công ty P&H Incorporation Hàn Quốc.
Ngày 18/4/2005, bị cáo Tuấn thời điểm đó là Trưởng phòng Kỹ thuật đầu tư đã ký giấy đề nghị thanh toán tiền mua khuôn dập cabin ô tô và được bị cáo Giang phê duyệt thanh toán với số tiền hơn 6,2 tỷ đồng (tương đương 395.000 USD).
Tiếp đó, ngày 18/1/2011, bị cáo Giang có văn bản xin ý kiến tham vấn Hội đồng thành viên VEAM mua số khuôn dập cabin ô tô và ép nhựa nội thất cabin ô tô Samsung. Ngày 15/2/2011, Phòng Thị trường kinh doanh có báo cáo đề xuất mẫu cabin SV110 đề nghị VEAM xem xét, đầu tư mua thêm. Đến ngày 15/3/2011, Phòng Kỹ thuật đầu tư VEAM có tờ trình do bị cáo Tuấn ký, trình và bị cáo Giang ký phê duyệt hợp đồng mua khuôn dập cabin ô tô và ép nội thất cabin ô tô Samsung.
Ngày 18/3/2011, VEAM và Công ty liên doanh Veam Korea ký hai hợp đồng mua 204 khuôn dập kim loại cũ đã qua sử dụng với số tiền hơn 13 tỷ đồng.

Sau khi mua 305 bộ khuôn dập cabin ô tô trên, từ năm 2011-2012, VEAM có quyết định thành lập tổ nghiên cứu xúc tiến dự án sản xuất cabin ô tô… Nhưng từ đó đến nay, VEAM không sản xuất mẫu cabin SV110 nào để lắp ráp, bán sản phẩm ra thị trường.
Năm 2019, Thanh tra Bộ Công Thương ban hành kết luận thanh tra nêu “hệ thống khuôn dập cabin gây thiệt hại hơn 26,9 tỷ đồng”.
Theo kết luận giám định tư pháp năm 2021 của Bộ Công Thương, đối với 101 bộ khuôn mua năm 2005 thực hiện mua sắm chưa đúng, chưa đầy đủ và chưa tuân thủ quy định của pháp luật. Việc mua sắm trên không có trong kế hoạch kinh doanh năm, kế hoạch đầu tư, nghị quyết do Hội đồng quản trị phê duyệt. Các bộ khuôn dập sau khi mua về từ năm 2005 đến nay tình trạng han gỉ, không sử dụng được.
Tương tự, việc mua 204 bộ khuôn dập chưa đúng về nhiệm vụ, quyền hạn, chưa đầy đủ và tuân thủ các quy định pháp luật. Việc mua 204 bộ khuôn dập khi chưa xây dựng kế hoạch dự án đầu tư trình Hội đồng thành viên quyết định, chưa có quyết định phân cấp của Hội đồng thành viên cho Tổng Giám đốc.
Tổng Công ty hạch toán 205 bộ khuôn dập này vào tài khoản 156 (hàng hóa) là chưa phản ánh đúng chế độ kế toán. Bộ khuôn mua sắm là tài sản đặc thù gắn liền với dây chuyền sản xuất của nhà máy ô tô VEAM, cần thực hiện theo hình thức chỉ định thầu.
Kết luận giám định cho rằng 305 bộ khuôn dập trên không phục vụ cho dự án sản xuất, lắp ráp ô tô nào nên không có giá trị sử dụng. Theo kết luận định giá tài sản, tổng giá trị 305 bộ khuôn dập tại thời điểm tháng 8/2020 là hơn 13 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, bị cáo Giang và Tuấn khai không được hưởng lợi gì từ các hợp đồng trên.
Theo TTXVN


Công an thành phố Hà Nội vừa thông báo các địa điểm tiếp nhận, giải quyết công việc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp liên hệ làm việc.
Bằng cách ký khống chứng từ và thủ tục giải ngân, giả chữ ký của khách hàng, Nguyễn Phúc Nhân, cựu cán bộ ngân hàng đã chiếm đoạt số tiền hơn 8,6 tỷ đồng từ các khoản vay của khách hàng.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 6/3, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán, thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt xóa một sới bạc quy mô lớn, núp bóng quán karaoke, bắt quả tang 28 đối tượng đang đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa.
Nhiều tuyến đường tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã không thể về đích đúng hẹn, do đó huyện quyết tâm đặt mục tiêu mới trong năm 2025.
Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Tây Hồ - Chi nhánh số 01 có hai trụ sở đặt tại phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 5/3.
0