Cứu sống ca đột quỵ não lớn tuổi nhất Việt Nam

Cụ ông N.B.T (100 tuổi, ở Bắc Ninh) bị đột quỵ thiếu máu não do tắc mạch đã bình phục hoàn toàn chỉ sau vài ngày điều trị. Đây là ca đột quỵ lớn tuổi nhất tại Việt Nam được các bác sĩ cứu sống.

Khoa Đột quỵ não, Viện Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TWQĐ 108) tiếp nhận cụ N.B.T nhập viện trong tình trạng liệt gần hoàn toàn nửa người phải, nói khó, huyết áp tăng cao. Sau 15 phút kể từ khi vào khoa cấp cứu, bệnh nhân đã được chụp xong CT và CT mạch máu não.

Bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não cấp giờ thứ 2 kể từ khi khởi phát, cân nhắc điều trị tái thông mạch bằng thuốc tiêu sợi huyết. Tuy nhiên, bệnh nhân quá cao tuổi, việc chỉ định điều trị tái thông mạch bằng thuốc tiêu sợi huyết phải hết sức thận trọng do có nhiều nguy cơ biến chứng.

Sau khi hội chẩn ngay tại khoa cấp cứu, các bác sỹ trong nhóm cấp cứu đột quỵ của bệnh viện đã thống nhất sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch cho bệnh nhân với liều thấp 0.6mg/kg thay vì liều tiêu chuẩn 0.9mg/kg để hạn chế biến chứng xuất huyết. Bệnh nhân bắt đầu được tiêm thuốc chỉ sau 20 phút từ khi vào viện. Sau tiêm thuốc 1 giờ, tay và chân bên phải của bệnh nhân đã có thể vận động nâng lên khỏi giường, ý thức tỉnh táo, nói rõ hơn. Chụp kiểm tra lại sau 24 giờ, hình ảnh cắt lớp vi tính sọ não hoàn toàn bình thường.

Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện trong trạng thái hồi phục hoàn toàn.

Cụ N.B.T chia sẻ: “Tôi không thể tin nổi mình có thể qua khỏi, bất ngờ và hạnh phúc là những gì tôi nhận được ở đây. Xin cảm ơn các y bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 thật nhiều”.

Hình ảnh CT của cụ ông 100 tuổi sau khi can thiệp bằng thuốc tiêu sợi huyết. (Ảnh: BVCC)

Theo TS. BS Nguyễn Quang Lĩnh – Khoa Đột quỵ não – Viện Thần kinh – BV TWQĐ 108, trong điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết, các bệnh nhân trên 80 tuổi được xem là các đối tượng cần cân nhắc kĩ lưỡng bởi tỉ lệ biến chứng cao. Theo y văn, kỷ lục về bệnh nhân lớn tuổi nhất trên thế giới được điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch thành công được ghi nhận tại Mỹ vào năm 2021 là 1 cụ bà 105 tuổi.

"Tại Việt Nam, theo như chúng tôi được biết, đây là bệnh nhân nhiều tuổi nhất được công bố điều trị thành công bằng phương pháp này.” - BS Lĩnh chia sẻ.

Sau 5 ngày điều trị, cụ ông đã được xuất viện trong trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh. (Ảnh: BVCC)

Đột quỵ thiếu máu não chiếm tới 80% các trường hợp đột quỵ nói chung. Hiện nay chỉ có 2 phương pháp tái thông mạch đó là điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân có tắc mạch lớn.

Do cửa sổ thời gian điều trị tái thông rất hẹp, trong vòng 3 - 4,5 giờ từ khi khởi phát, do đó chỉ có khoảng 3-5% các bệnh nhân được tiếp cận với những phương pháp này, chủ yếu là đến viện muộn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

"Thời gian là não, các bệnh nhân đến viện càng sớm thì có cơ hội phục hồi càng tốt. Do đó, người dân cần hiểu rõ các triệu chứng khởi phát đột quỵ não như: Méo miệng, nói ngọng, tê yếu tay chân, mất thăng bằng, nhìn mờ... để khẩn trương đưa bệnh nhân tới các bệnh viện có khả năng cấp cứu và điều trị đột quỵ não" - Bs Lĩnh nói thêm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh dịch sởi đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng tại các cơ sở y tế. Vì vậy, công tác thu dung, điều trị bệnh nhân đã được nhiều bệnh viện kích hoạt, đặc biệt là việc kiểm soát lây nhiễm chéo để tránh "bệnh chồng bệnh".

Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi, nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và khẩn trương điều trị cách ly một nam thanh niên ở Bắc Ninh mắc viêm não mô cầu diễn biến nguy kịch.

Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.