Cựu Phó Vụ trưởng Bộ Công Thương hầu tòa

TAND thành phố Hà Nội ngày 6/5 tới sẽ mở phiên tòa xét xử cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Lộc An, cùng 3 đồng phạm trong vụ án sai phạm cấp phép kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, bị cáo Nguyễn Lộc An (sinh năm 1965, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354, khoản 4 - Bộ luật Hình sự; Nguyễn Tuấn Quỳnh (sinh năm 1964, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Long Hưng) bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364, khoản 4 - Bộ luật Hình sự; Trần Trác Việt Đức (sinh năm 1990, Giám đốc Công ty cổ phần thương mại, tư vấn, đầu tư, xây dựng Bách Khoa Việt) và Đỗ Thị Tuyết Nga (sinh năm 1979, Kế toán trưởng Công ty cổ phần thương mại, tư vấn, đầu tư, xây dựng Bách Khoa Việt) cùng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” theo quy định tại Điều 219, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Hội đồng xét xử gồm 5 người: 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Đặng Mạnh Cẩm Yến (Phó Chánh Tòa, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) làm chủ tọa phiên tòa. Năm kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (biệt phái về Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

Cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Lộc An.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, trong thời gian từ tháng 1- 9/2015, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Lộc An đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình là Trưởng Đoàn kiểm tra điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu đối với Công ty cổ phần thương mại, tư vấn, đầu tư, xây dựng Bách Khoa Việt (Công ty Bách Khoa Việt) và Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Long Hưng (Công ty Long Hưng) để nhận hối lộ.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, bị cáo Nguyễn Lộc An biết rõ Công ty Bách Khoa Việt và Công ty Long Hưng không đủ điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nhưng với động cơ cá nhân, bị cáo An đã chủ động gợi ý nhận tiền để hợp thức các thủ tục có điều kiện cho 2 công ty trên.

Cụ thể, bị cáo An đã nhận 9,2 tỷ đồng của bà Trần Thị Loan Phương (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bách Khoa Việt) và 5 tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Tuấn Quỳnh (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Long Hưng) để tạo điều kiện cho Công ty Bách Khoa Việt được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu và giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trái quy định. Hành vi của Nguyễn Lộc An đã phạm vào tội “Nhận hối lộ”, hành vi của Nguyễn Tuấn Quỳnh đã phạm vào tội “Đưa hối lộ”.

Đối với bà Trần Thị Loan Phương, cơ quan tố tụng xác định bà Phương đã chi cho Nguyễn Lộc An 200 triệu đồng để Công ty Bách Khoa Việt được hỗ trợ cấp giấy phép kinh doanh xăng xầu. Trước khi nộp hồ sơ đề nghị Bộ Công Thương thực hiện quy trình kiểm tra, cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu, theo gợi ý của An, bà Phương đã chi 9 tỷ đồng để được hướng dẫn hợp thức hồ sơ và không bị kiểm tra đầy đủ năng lực thực tế…

Hành vi của bà Phương đã phạm tội “Đưa hối lộ”. Tuy nhiên, do bà Phương nhận thức được sai phạm, chủ động làm đơn tố giác hành vi phạm tội của Nguyễn Lộc An và từ đơn tố giác đó, cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra vụ án. Vì vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật, cơ quan tố tụng quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho bà Trần Thị Loan Phương. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền 9,2 tỷ đồng đưa hối lộ cần tịch thu sung công quỹ Nhà nước.

Tại Cơ quan điều tra, bị cáo Nguyễn Lộc An khai nhận hành vi nhận tiền của bà Phương và bị cáo Quỳnh để tạo điều kiện cho Công ty Bách Khoa Việt, Công ty Long Hưng được Bộ Công Thương cấp giấy xác nhận đủ điều kiện phân phối xăng dầu; giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu không đúng quy định.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội đã lên phương án tăng cường thêm 600 lượt xe khách để đáp ứng nhu cầu đi lại gia tăng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách.

Nhiều công trình giao thông trọng điểm, góp phần tạo đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông cho TP. Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ sẽ được khánh thành, thông xe trong dịp lễ 30/4.

UBND thành phố vừa có văn bản chấp thuận phương án hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án mở rộng đường Tam Trinh theo đề xuất của UBND quận Hoàng Mai, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai.

UBND thành phố Hà Nội vừa công bố phương án, vị trí xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu, nối các huyện Thanh Trì, Gia Lâm với tỉnh Hưng Yên.

Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 16/4, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.