Cựu lãnh đạo HOSE và mối quan hệ với ông Trịnh Văn Quyết
Mở đầu, chủ tọa, thẩm phán Vũ Quang Huy tiếp tục yêu cầu cách ly bị cáo Trịnh Văn Quyết để xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE).
Khai trước tòa, cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM Trần Đắc Sinh cho biết HĐQT không có nghiệp vụ về xét duyệt hồ sơ niêm yết. Hồ sơ này được Hội đồng thẩm định niêm yết và ban điều hành nghiên cứu trong nhiều tháng trước khi ra quyết định.
Đối với việc niêm yết cổ phiếu ROS của Công ty Faros, ông Sinh cho biết quan điểm của Sở Giao dịch là luôn hoan nghênh doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE.
Trước câu hỏi có hay không việc bị tác động hay gặp gỡ ai để niêm yết cổ phiếu ROS, cựu Chủ tịch HOSE cho biết từng gặp bị cáo Doãn Văn Phương (nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Faros, đang bỏ trốn) và được đề nghị giúp đỡ làm nhanh các hồ sơ.

Ông Sinh cho biết trước thời điểm ROS được niêm yết khoảng 5-6 tháng, ông cũng gặp ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch FLC).
Sau khi được phía FLC nhờ, cựu Chủ tịch HOSE đã trao đổi với Lê Hải Trà (cựu Phó Tổng Giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM), Lê Thị Tuyết Hằng (cựu Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM) và một số cá nhân khác, đề nghị niêm yết nhanh cổ phiếu giúp doanh nghiệp.

Tại bục khai báo, ông Sinh cho rằng sai phạm trong việc niêm yết cổ phiếu ROS mang tính hệ thống. Tuy nhiên, bị cáo này nhìn nhận bản thân là lãnh đạo Sở nên phải chịu trách nhiệm. Ông Sinh thừa nhận cáo buộc "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" của Viện Kiểm sát là chính xác.
Tiếp đó, HĐXX yêu cầu bị cáo Lê Hải Trà lên bục xét hỏi. Trước tòa, ông Trà cho biết có mối quan hệ quen biết với Trịnh Văn Quyết từ thời điểm trước năm 2016, khi ông còn công tác tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Theo cựu Phó Tổng Giám đốc HOSE, việc niêm yết cổ phiếu trên sàn có ba bước. Phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết tiếp nhận và xử lý các thủ tục; sau khi đủ các điều kiện, phòng trình Hội đồng niêm yết để các thành viên đánh giá, đưa ra ý kiến; Tổng Giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng theo thẩm quyền.
Khai về vai trò của bản thân, ông Trà cho biết ông là một thành viên độc lập trong hội đồng, có ý kiến tại phiếu đánh giá hồ sơ của phòng quản lý. Theo ông Trà, HOSE không biết về những thông tin sai lệch trong hồ sơ niêm yết của Công ty Faros, đồng thời Sở cũng không có chức năng, thẩm quyền trong kiểm tra, xác minh các thông tin này mà chỉ dựa trên hồ sơ được gửi để xử lý.


Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt xóa một sới bạc quy mô lớn, núp bóng quán karaoke, bắt quả tang 28 đối tượng đang đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa.
36 tháng tù là án phạt nặng nhất cho bị cáo Phạm Ngọc Tuấn - đối tượng cầm đầu trong vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản" xảy ra tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Tình trạng thanh thiếu niên phạm tội đang có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và mức độ phạm tội; cách thức diễn ra ngày càng manh động, tinh vi.
Sau khi các thông tin bất thường về phiên đấu giá được lan truyền trên mạng xã hội, các đối tượng của vụ thổi giá đất lên tới 30 tỷ đồng/m2 tại Sóc Sơn đã tỏ ra bình tĩnh "đóng vai là người siêu giàu, có thể thực hiện các vụ mua bán chấn động địa cầu" khi gặp phóng viên các báo để đối phó với dư luận.
Trước tòa, các bị cáo khai nhận đã bàn bạc, thống nhất trả giá cao hẳn với suy nghĩ “không sao cả”, qua đó bỏ lại 36 thửa đất tại huyện Sóc Sơn.
TAND TP. Hà Nội xét xử lưu động 6 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản" vào sáng nay (6/3). Đây là nhóm bị cáo dùng chiêu "thổi giá đất" lên đến 30 tỷ đồng/m2 để phá hoại cuộc đấu giá đất tại huyện Sóc Sơn.
0