Cửu đỉnh được ghi vào Danh mục ký ức thế giới

Chiều 8/5, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, hồ sơ “Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế” đã được ghi danh vào Danh mục ký ức thế giới với số phiếu 23/23 nước tham gia. Đây là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng.

Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837, được đặt trước sân Thế Tổ miếu (trong Đại Nội Huế). Vua Minh Mạng cho đúc Cửu đỉnh nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.

Chiều 8/5, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin hồ sơ “Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế” đã được ghi danh vào Danh mục ký ức thế giới với số phiếu 23/23 nước tham gia.

Trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công ở Việt Nam, với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên Cửu đỉnh, cùng nhiều giá trị ẩn sâu phía sau đã đưa Cửu đỉnh vượt ra ngoài tầm vóc của quốc gia.

Trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công ở Việt Nam, với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên Cửu đỉnh.

Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa - giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp, đặc biệt là đề cao thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Trước đó, Cửu đỉnh Huế đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.

Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.

Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.

Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.

Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.

Lễ hội đình Vòng (quận Thanh Xuân) đã khai mạc vào sáng 1/3 với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.