Cứu cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ não
Bệnh nhân là cụ ông Đào Văn Dễ được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người bên phải, thất ngôn hoàn toàn. Bác sĩ đánh giá bệnh nhân bị đột quỵ não nghiêm trọng. Gia đình cho biết khoảng 22 giờ ngày 2/1, sau khi xem trận bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan, người thân thấy cụ lịm dần, cứ nghĩ cụ buồn ngủ, nhưng khi chạm vào người thấy cụ ngã ra, người mềm nhũn. Với những kiến thức biết được cùng kinh nghiệm bản thân, người thân dự đoán cụ đã bị đột quỵ. Lập tức gia đình gọi xe cứu thương đưa cụ đến Bệnh viện Bạch Mai.
Trực tiếp cấp cứu cho cụ ông, Tiến sĩ - Bác sĩ Đào Việt Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt nửa người phải. Kết quả chụp mạch não cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu não do tắc động mạch não lớn bên trái. Ngay lập tức, các bác sĩ đa chuyên khoa đã phối hợp thực hiện hai phương pháp điều trị tái thông mạch là: Tiêu huyết khối và lấy huyết khối.

"Mặc dù bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ như tuổi cao, nhiều bệnh nền nhưng cụ ông được đưa đến bệnh viện trong 'giờ vàng', tức là sau 1,5 giờ có biểu hiệu đột quỵ nên chỉ sau 12 giờ can thiệp, các triệu chứng gần như hồi phục hoàn toàn; không để lại di chứng trong vận động, tư duy và trí nhớ. Vài ngày sau đó, cụ ông đã đi lại, đọc báo, đọc các bài thơ tự sáng tác. Đây cũng là bệnh nhân cao tuổi nhất bị đột quỵ nhập viện và được cứu chữa thành công", bác sĩ Phương cho hay.
Chúc mừng bệnh nhân được ra viện vào ngày hôm nay 10/1, PGS. TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Đây là trường hợp điển hình về sự hiểu biết của y học thường thức khi nhận biết sớm dấu hiệu đột quỵ và đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế trong 'giờ vàng'. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân sẽ đi vào hôn mê và tử vong vì mỗi phút trôi qua, sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết".
Sau quá trình cấp cứu thành công, cụ ông được điều trị nội khoa tích cực kết hợp phục hồi chức năng phù hợp với tình trạng sức khỏe của cụ. Theo người nhà bệnh nhân, cụ ông là người có lối sống khoa học, ít ốm đau, tập thể dục thường xuyên và có thói quen đọc báo mỗi ngày. Dự kiến, tháng 3/2025, cụ sẽ được nhận huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.


Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.
Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
0