Cuộc sống trong những con ngõ chật hẹp ở phố cổ

Phía sau sự sầm uất của các cửa hàng mọc lên san sát ở phố cổ Hà Nội là những con ngõ siêu nhỏ, tối tăm, chật hẹp. Bên trong những con ngõ ấy, cuộc sống của những người Hà Nội đối lập hẳn với bên ngoài ồn ào, tấp nập...

Dọc các tuyến phố như Hàng Buồm, Hàng Chiếu, Hàng Đường, Ngõ Gạch, Lò Sũ... là những con ngõ siêu nhỏ, ngay phía sau các hàng quán sáng choang, lộng lẫy ánh đèn. Ngõ được biết đến như một “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.

Theo thống kê, quận Hoàn Kiếm có hơn 1.000 con ngõ, ngách nhỏ, hầu hết đều rất hẹp, chỉ vừa đủ một người đi, quanh năm không có ánh nắng mặt trời. Những căn nhà trong ngõ thường có diện tích khoảng 15-20 m2.

Quận Hoàn Kiếm có hơn 1.000 con ngõ, ngách nhỏ, hầu hết đều rất hẹp, chỉ vừa đủ một người đi.

Những con ngõ nhỏ sâu hun hút trên phố cổ Hà Nội được hình thành từ hàng trăm năm nay. Đặc trưng của những con ngõ là thường chỉ rộng khoảng 70cm nhưng lại có thể sâu đến hàng chục mét. Sâu bên trong con ngõ ngoắt nghéo, nhỏ bé đến vậy lại tồn tại cả những khu dân cư sinh sống từ đời này sang đời khác.

Tại đây, có hàng nghìn người đang ngày ngày sống chung với bóng tối, với ẩm ướt trong những căn nhà siêu nhỏ. Vì chật chội, các ngôi nhà trong ngõ rất nhỏ và người dân thường phải chia sẻ từng khoảng trống để lấy chỗ sinh hoạt như giặt giũ, nấu ăn…

Hiện có hàng nghìn người đang ngày ngày sống chung với bóng tối, với ẩm ướt bên trong những con ngõ siêu nhỏ trên phố cổ Hà Nội.

Chật hẹp, thiếu thốn là vậy, nhưng người Hà Nội cũng đã quen với nếp sinh hoạt này. Nhiều người đã gắn bó vài chục năm nay với phố cổ, cả đại gia đình gồm 3-4 thế hệ cùng sống trong căn phòng chỉ 14-15m2.

Nói người phố cổ quen với cuộc sống ấy cũng không hẳn, chẳng qua họ không có lựa chọn nào khác...

Dù ngõ nhỏ, hẹp, nhưng nhiều hộ dân sinh sống ở đây vẫn tận dụng tối đa khoảng không trước ngõ để kinh doanh, buôn bán.

Những ngôi nhà trong các con ngõ nhỏ ở phố cổ không đủ các điều kiện sống an toàn cơ bản, rất nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Những căn nhà này còn không đảm bảo an toàn cháy nổ. Nhà trong phố cổ hầu hết có tuổi đời cao, hệ thống điện cũ kĩ và gần như không có bất cứ hệ thống thoát hiểm đạt tiêu chuẩn cũng như hệ thống phòng cháy đồng bộ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.

Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.

Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.

Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…

Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.

Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.