Cuộc sống ở nơi lạnh giá nhất thế giới
Cuộc sống ở Nam Cực được nhiều người coi giống như bữa tiệc ngủ kéo dài 5 tháng, đơn điệu, tắm chỉ trong 90 giây. Hay không có sự riêng tư. Hay một số rủi ro khi sống và làm việc tại đây, như khi cần phẫu thuật hoặc điều trị khẩn cấp, họ sẽ phải đợi tàu đưa đến thành phố gần nhất, quá trình có thể mất từ 2 đến 10 ngày.
Dù vậy, vẫn có nhiều người tin rằng mọi thử thách ở đây đều đáng giá. Công việc hàng ngày luôn khiến các nhà nghiên cứu bận rộn như khảo sát nước để phát hiện mức độ ô nhiễm nhựa, nấu ăn, theo dõi đàn chim cánh cụt.
Mặc dù nổi tiếng với thời tiết khắc nghiệt, Nam Cực đã trở thành điểm đến thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Khi đến đây, du khách có cơ hội ngắm các loài động vật hoang dã, cắm trại trên băng hay tham quan các trạm nghiên cứu.
Đặc biệt, vào ngày 7/11 vừa qua, 15 vận động viên gan dạ đã tham gia giải chạy đua lần đầu tiên được tổ chức tại trại căn cứ Ultima, nơi nhiệt độ có lúc giảm sâu đến -25°C, tạo ra một sân chơi mới đầy cảm hứng cho những ai muốn thử sức mình. Trong một thế giới toàn cầu hóa với nhịp độ nhanh, Nam Cực mang đến cơ hội hiếm có để trải nghiệm một kiểu sống khác.


Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể còn khó dự đoán hơn cả đại dịch. Nhận định này được đưa ra sau khi ông Trump bất ngờ tạm dừng một phần trong chiến lược thuế quan đối với các đối tác thương mại toàn cầu, ngoại trừ Trung Quốc.
Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Thượng tướng Aleksandr Syrsky, cho biết Kiev cần huy động khoảng 30.000 binh sĩ mỗi tháng để duy trì sức kháng cự trước áp lực ngày càng lớn từ quân đội Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/4 tuyên bố tạm thời hoãn áp dụng các mức thuế quan vừa được ban hành đối với hàng chục quốc gia. Tuy nhiên, ông sẽ tiếp tục siết chặt chính sách với Trung Quốc khiến thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt sau nhiều ngày biến động.
Em gái, cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bà Kim Yo Jong khẳng định, việc phi hạt nhân hoá Triều Tiên là điều “không bao giờ xảy ra”.
Bộ Tài chính Trung Quốc đã thông báo nước này sẽ áp mức thuế bổ sung lên tới 84% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày mai 10/4.
Các quốc gia, từ châu Á đến châu Âu, từ đồng minh đến đối thủ thương mại của Mỹ, đều đang ráo riết điều chỉnh chiến lược kinh tế để đối phó với mức thuế cao chưa từng có của chính quyền Trump.
0