Cuộc đua trong không gian trên bán đảo Triều Tiên

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ coi bất kỳ sự can thiệp nào vào các hoạt động vệ tinh của nước này là một lời tuyên chiến. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Triều Tiên mới đây phóng thành công vệ tinh trinh sát đầu tiên “Malligyong-1” vào quỹ đạo và hôm qua Hàn Quốc cũng phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên.

Vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của Hàn Quốc đã được phóng thành công bằng tên lửa đẩy Falcon 9 của Công ty vũ trụ SpaceX. Vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên do Hàn Quốc chế tạo trong nước sẽ hoạt động ở quỹ đạo cách Trái Đất 400-600km. Vệ tinh này có thể phát hiện vật thể nhỏ tới 30cm. Khởi đầu với vệ tinh quang điện và hồng ngoại, Hàn Quốc có kế hoạch phóng thêm 4 vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp vào vũ trụ vào năm 2025 để tăng cường khả năng giám sát Triều Tiên. Trước đó, Triều Tiên thông báo vệ tinh do thám quân sự đầu tiên mà nước này phóng thành công hôm 21/11 đã truyền hình ảnh các căn cứ quân sự trên đất Mỹ, Nhật Bản và lãnh thổ của Mỹ ở đảo Guam. Khi được hỏi liệu Washington có khả năng làm gián đoạn các hoạt động trinh sát của vệ tinh Triều Tiên hay không, người phát ngôn của Bộ Chỉ huy vũ trụ Mỹ nói nước này có thể ngăn chặn khả năng không gian của đối thủ bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Sau vụ phóng, Mỹ cũng áp thêm các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, nhắm vào các cơ quan nước ngoài bị cáo buộc giúp Bình Nhưỡng tránh các lệnh trừng phạt để tạo doanh thu và thu thập công nghệ cho chương trình vũ khí của nước này. Ngày 30-11, Mỹ đã bổ sung các lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên sau vụ phóng vệ tinh do thám với 8 cá nhân tạo điều kiện cho việc né tránh lệnh trừng phạt để hỗ trợ phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng. Hàn Quốc hôm 1-12 đã đưa vào danh sách "đen" 11 người Triều Tiên, cấm họ tham gia các giao dịch tài chính vì liên quan đến việc phát triển vệ tinh và tên lửa đạn đạo của nước này.
Những diễn biến này dự kiến sẽ làm nóng cuộc đua trong không gian trên bán đảo Triều Tiên./.
(Theo Reuters)


Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố quyền làm giàu uranium của Tehran là “không thể thương lượng”.
Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.
Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.
Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ dừng lại ở các mặt hàng tiêu dùng, công nghệ hay kim loại chiến lược, mà còn lan sang lĩnh vực hàng không vũ trụ - một trong những ngành công nghiệp có tính biểu tượng và giá trị kinh tế lớn nhất.
0