Cuộc chiến Nga - Ukraine: Từ bất ngờ đến bất định
Những bất ngờ này đưa đến tình trạng bất định là không biết cuộc chiến này sẽ còn tiếp tục diễn biến như thế nào, đến bao giờ mới có thể kết thúc và sẽ kết thúc với kiểu kết cục gì.
Cho đến nay, cả Nga và Ukraine đều đã phải trả giá rất đắt cho cuộc chiến này. Cuộc chiến càng dai dẳng và càng quyết liệt không khoan nhượng thì cái giá càng thêm đắt đối với cả hai bên.
Sau 1000 ngày đầu tiên, tình thế của Ukraine hiện rất khó khăn cho dù vẫn có thể tiếp tục chống đỡ những chiến dịch tấn công của Nga, vẫn kiểm soát được một phạm vi lãnh thổ của Nga ở vùng Kursk và vẫn có thể tiến hành những cuộc không kích vào các mục tiêu ở bên trong lãnh thổ Nga, tức là vẫn có thể tiếp tục đưa chiến tranh vào lãnh thổ Nga.
Mỹ, EU, NATO và các nước thành viên khác của khối phương Tây đã đổ rất nhiều của cải và vũ khí vào Ukraine với mục tiêu giúp Ukraine đánh thắng Nga và buộc Nga phải chịu thất bại. Nhưng sự kiên định, quyết tâm của phe này đã có biểu hiện lung lay và mức độ sẵn sàng tiếp tục trợ giúp Ukraine về tài chính và quân sự đã có biểu lộ suy giảm bởi gánh nặng tài chính ngày càng thêm lớn, trong khi Ukraine vẫn như cái thùng không đáy. Nga không những không bị quỵ gục bởi những biện pháp chính sách của phe này nhằm cô lập, bao vây, cấm vận và trừng phạt Nga, mà còn tiến bước trên chiến trường ở Ukraine và vùng Kursk, cho dù có chậm chạp và vất vả.
Đúng vào dịp 1000 ngày của cuộc chiến này xuất hiện hai tác nhân mới là sự trở lại cầm quyền của cựu Tổng thống Donald Trump ở Mỹ và quyết định của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm trung và tầm xa được Mỹ cung ứng không kích vào những mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ của Nga.
Ukraine và đồng minh trong NATO kỳ vọng sự cho phép của ông Biden sẽ giúp Ukraine đảo ngược tình thế và xoay chuyển cục diện cuộc chiến. Ông Trump, vốn không mặn mà với việc Mỹ đổ của cải và vũ khí cho Ukraine để chiến tranh với Nga, cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến tranh này. Vì thế, những quyết sách và hành động của ông Trump sẽ làm cho diễn biến cuộc chiến tới đây thêm bất ngờ. Ukraine sẽ càng thêm khó khăn nếu ông Trump giảm hoặc ngừng viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ cho Ukraine.
Có thể ông Trump mong muốn thật, nhưng cứ nhìn vào những biểu lộ quan điểm và ý tưởng của người này trong thời gian qua về cuộc chiến ở Ukraine và về Nga thì sẽ thấy Trump không thể sớm chấm dứt được cuộc chiến tranh này.
Liên quan đến cuộc chiến tranh ấy sau 1000 ngày đầu tiên, bất ngờ không còn nhưng bất định sẽ còn dai dẳng.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.
Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.
Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
Giá dầu thế giới gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 19/11. Những dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga - Ukraine khiến các nhà đầu tư thận trọng trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung.
Ngày 20/11, quân đội Pakistan cho biết ít nhất 12 binh sĩ đã thiệt mạng do vụ tấn công liều chết nhằm vào đồn kiểm soát quân sự tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc nước này.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử tỷ phú Howard Lutnick, Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ tài chính Cantor Fitzgerald làm Bộ trưởng Thương mại trong chính quyền sắp tới của mình. Việc bổ nhiệm ông Lutnick cần được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.
0