Cuộc cách mạng xe buýt điện ở Trung Quốc
Dự án huy động nguồn lực từ 8 bộ ngành của Trung Quốc. Những phương tiện công cộng nằm trong kế hoạch thay thế bao gồm xe buýt, taxi, các xe dùng trong dịch vụ vệ sinh, bưu chính, chuyển phát nhanh và hậu cần đô thị.
Nhìn chung, kế hoạch này dự kiến sẽ thay thế hơn 600.000 phương tiện công vụ ở 15 thành phố trong vòng 2 năm, và xây dựng khoảng 700.000 trạm sạc cùng 7.800 trạm thay pin.
Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, kế hoạch này nhằm thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới nổi như sạc thông minh và sạc công suất cao, đồng thời cải thiện công nghệ trong các phương tiện thông minh.

Năm 2017, thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc đã trở thành phố đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% xe buýt chạy bằng điện, thay thế các xe buýt chạy bằng dầu diesel. Từ đó đến nay, nhiều thành phố khác của nước này cũng đã chuyển đổi theo hướng thân thiện với môi trường như vậy và đặt ra mục tiêu chuyển đổi toàn bộ hệ thống xe buýt điện trước năm 2025. Đây được xem là bước ngoặt dẫn đầu xu thế toàn cầu.
Ông Ethan Ma, Phó tổng giám đốc Tập đoàn xe buýt Thâm Quyến cho biết: “Lúc mới đầu, chúng tôi phải xử lý vấn đề từng bước một. Nhưng giờ đây có thể nói chúng tôi gần như đã quen thuộc với việc vận hành xe buýt điện về mặt kỹ thuật để đạt được hiệu suất gần như hệ thống xe buýt chạy bằng dầu diesel trước đây”.

Xe buýt điện mang đến những lợi ích rõ ràng. Đối với các thành phố lớn, những tuyến đường có 4-5 làn, việc sử dụng xe điện giúp giảm tiếng ồn giao thông và khí thải đáng kể.
Một nghiên cứu của World Bank đã chỉ ra khí thải từ xe buýt điện ở Thâm Quyến chỉ bằng 52% so với xe buýt diesel. Phát hiện này dựa trên thực tế là điện lưới địa phương sản xuất ở thành phố Trung Quốc có khoảng 50% được sản xuất từ than đá. Theo đó, các nhà nghiên cứu kết luận việc chuyển đổi sang xe buýt điện sẽ giúp tiết kiệm 194.000 tấn CO2 mỗi năm.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), điện khí hóa là một trong những chiến lược quan trọng nhất để đạt được mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050. Việc sử dụng xe buýt điện thay thế xe buýt chạy bằng diesel phát thải nhiều carbon sẽ góp phần giảm khoảng 5% trong tổng lượng khí thải của ngành giao thông.
Chuyên gia xe điện Elliot Richards nhận định, việc chuyển đổi từ xe chạy bằng diesel sang xe điện không chỉ diễn ra một sớm một chiều. Để thực hiện được tiến trình đó phải mất nhiều năm lập kế hoạch đi đôi với hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ liên quan đến hạ tầng. Dù vậy, "cuộc cách mạng xanh" này đã tạo ra sự khác biệt lớn về mặt nhận thức toàn cầu.

Theo các chuyên gia về xe điện, con đường hướng tới một tương lai không phát thải carbon sẽ là trọng tâm thảo luận của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Tuy nhiên, cho đến nay, hạn chế về ngân sách và quy hoạch, cũng như những khó khăn trong việc tái cơ cấu cơ sở hạ tầng ở các thành phố lâu đời hơn đang là rào cản lớn đối với các quốc gia khác trên thế giới để có thể học hỏi và áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc.


Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đứng đầu thế giới về robot hình người tân tiến đang bước vào giai đoạn cạnh tranh quyết liệt nhằm khẳng định vị thế trên toàn cầu.
Kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với nhiều áp lực, khi các số liệu mới công bố và dự báo của giới chuyên gia đều cho thấy những tín hiệu đáng lo ngại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông sẽ ra lệnh dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt nhằm vào Syria nhằm mở đường cho nước này tái thiết dưới thời chính quyền mới.
Cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Nga và Ukraine kể từ mùa Xuân năm 2022 đã không diễn ra, dù các phái đoàn đàm phán đã tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có chuyến công du đầu tiên đến Trung Đông, tuy nhiên, ông không có kế hoạch ghé thăm Israel, làm dấy lên những nghi ngờ liệu có phải mối quan hệ Mỹ - Israel đang rạn nứt?
Tổng thống Trump đã lên đường tới Ả rập Xê út, bắt đầu chuyến công du quốc tế đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của ông.
0