Cuộc bầu cử lịch sử ở Pháp
Ngày 7/7, hàng triệu cử tri Pháp đã đi bỏ phiếu. Trong cuộc bầu cử vòng 2, các cử tri sẽ bầu chọn cho hơn 1.000 ứng cử viên đại điện cho 3 lực lượng chính trị hiện đang cạnh tranh 501 ghế còn lại tại Quốc hội Pháp ở hơn 500 khu vực bầu cử, sau khi 76 ứng cử viên đã chính thức trúng cử từ vòng 1.
Theo kết quả của các cuộc thăm dò gần đây, đảng Tập hợp Quốc gia và các đồng minh được dự đoán là sẽ giành được từ 235-250 ghế tại Quốc hội.
Tuy nhiên mục tiêu của đảng Tập hợp Quốc gia ở thời điểm hiện tại là dành được đa số tuyệt đối, tức là hơn 289 ghế để có thể chính thức thành lập chính phủ cực hữu.

Với 39 nghị sĩ đã trúng cử từ vòng 1, đảng Tập hợp Quốc gia cần tối thiểu 251 chiến thắng trên hơn 500 điểm bỏ phiếu để có thể tuyên bố thắng lợi.
Trước tình hình đó, liên minh Mặt trận nhân dân mới cùng phe ủng hộ Tổng thống Pháp đã cùng nhau thiết lập “Mặt trận Cộng hòa” chống cực hữu bằng chiến lược rút ứng cử viên cạnh tranh nhằm tập trung phiếu bầu cho các ứng viên có khả năng thắng cử cao nhất.
Để đảm bảo an toàn cho cuộc bầu cử, khoảng 30.000 cảnh sát đã được triển khai tại các điểm bỏ phiếu và nơi công cộng trên toàn nước Pháp, trong đó có 5.000 cảnh sát ở thủ đô Paris.


Tờ Bưu điện Washington đưa tin, Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.
Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.
Nga đã bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra vào ngày 12/5, trong đó quy kết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.
Sau "cuộc đua không gian" và "cuộc đua AI", các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện chuyến công du quan trọng tới ba quốc gia vùng Vịnh: Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Qatar từ ngày 10 đến 14/5/2025. Một trong những tuyên bố gây chú ý nhất trong chuyến đi này là quyết định dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Syria, quốc gia đã chịu đựng hơn một thập kỷ chiến tranh, xung đột và cấm vận.
0