Cuộc bầu cử định hình tương lai châu Âu

Từ ngày 6 đến 9/6, khoảng 450 triệu công dân 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bỏ phiếu để bầu chọn 720 đại biểu cho nhiệm kỳ 5 năm mới của Nghị viện châu Âu (EP).

Các ứng cử viên năm nay tập hợp trong 38 danh sách so với 34 của năm 2019, được bầu theo phương thức bỏ phiếu phổ thông trực tiếp một vòng và quy tắc đại diện theo tỷ lệ. Số đại diện của mỗi quốc gia dựa trên quy mô dân số.

Đây là cuộc bầu cử nghị viện lần thứ 10 kể từ cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên năm 1979 và là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ sau Brexit năm 2020.

Các cuộc thăm dò trước thềm bầu cử đều cho thấy phe dân túy và cực hữu phản đối nhập cư có thể sẽ giành được số lượng lớn phiếu ủng hộ.

Nghị viện châu Âu là trụ cột của hệ thống lập pháp. Các đạo luật được thông qua tại đây có giá trị tại tất cả 27 nước thành viên. Mỗi nước có quyền siết thêm nhưng không được nới lỏng hơn những gì đã được quyết tại Nghị viện châu Âu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các cuộc đàm phán ngoại giao tiếp theo giữa Mỹ và và Nga sẽ diễn ra vào ngày 23/3 tại Jeddah, Ả Rập Xê Út.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ nâng cấp căn cứ không quân Luxeuil-Saint-Sauveur gần biên giới Đức để triển khai các tiêm kích Rafale trang bị tên lửa hạt nhân.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ là một cuộc xung đột quân sự, mà còn là một cuộc chiến về ảnh hưởng địa chính trị, trong đó NATO đóng một vai trò trung tâm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá cuộc điện đàm ngày 18/3 với Tổng thống Nga Vladimir Putin diễn ra rất tốt đẹp và hiệu quả, cho biết hai bên đã thảo luận nhiều yếu tố của một thỏa thuận hòa bình.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng cần giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột Nga - Ukraine là việc Ukraine không được gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố nối lại chiến dịch quân sự tại Dải Gaza, sau khi Hamas từ chối đề xuất thả con tin.