Cúm mùa – Đừng chủ quan | Hà Nội tin mỗi chiều
Nhiều người vẫn bảo “có ai chưa bị cúm bao giờ đâu”, ngụ ý nói rằng đây là căn bệnh khá phổ biến, quen thuộc với cộng đồng vì có người bị một năm vài lần, người thì một năm sống chung với cúm cả chục lần thành “quen”!
Chính sự quen thuộc ấy lại ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm vì làm chúng ta có phần chủ quan. Thậm chí có người nghĩ rằng, cúm là bệnh nhẹ, không cần chữa cũng sẽ tự khỏi. Nhưng trên thực tế, khi chúng ta già đi, bệnh cúm sẽ không còn đơn giản như những gì vẫn lầm tưởng.
Thực ra, ai cũng có thể mắc cúm, nhưng những người có nguy cơ tiến triển thành cúm nặng tập trung vào người cao tuổi (trên 65 tuổi), người mắc bệnh lý nền như bệnh lý tim, phổi mạn tính, tiểu đường, xơ gan, các bệnh lý ung thư, những bệnh nhân điều trị thuốc ức chế miễn dịch… Đây là những người có nguy cơ tử vong cao khi mắc bệnh cúm.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, mặc dù số ca mắc cúm có gia tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và trong thời gian Tết Nguyên đán năm 2025, tuy nhiên không có sự đột biến so với số mắc được ghi nhận cùng kỳ hàng năm trước đây, với các tác nhân chủ yếu là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 912 ca mắc cúm, không có ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2024, số ca mắc giảm 97,4%. Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu vẫn là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.
Còn trong năm 2024, cả nước ghi nhận 289.876 ca mắc cúm mùa, 8 ca tử vong, trong đó, bốn ca tử vong do cúm A/H1N1 tại Bình Định. Tuy nhiên, hiện tại, một số bệnh viện lớn ở Hà Nội đang tiếp nhận nhiều ca cúm A nặng, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền và hệ miễn dịch yếu. Điển hình, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị 13 bệnh nhân cúm, một trong số đó phải can thiệp ECMO.
"Mỗi khi có dịch cúm, chúng ta luôn đổ lỗi là do virus đang trở nên nguy hiểm hơn, độc tính virus cao hơn, mà quên mất việc chính là chúng ta lơ là, chủ quan nên mới trở thành nạn nhân của bệnh cúm" - TS.BS Vũ Quốc Đạt, Phó trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nhấn mạnh.
Quan điểm này nhận được khá nhiều sự đồng tình. Ngay từ thời điểm Tết Nguyên đán và đặc biệt sau thông tin nữ minh tinh Từ Hy Viên tử vong vì bệnh cúm được đưa tin rộng rãi, lượng người đi tiêm vaccine cúm gia tăng nhiều nơi ở Trung Quốc, Đài Loan và giờ là nước ta. Trường hợp của Từ Hy Viên cho thấy, người dân sợ hãi khi biết cúm thực ra là một bệnh tiềm ẩn nguy cơ trở thành đại dịch nếu ai đó “chủ quan”!
Từ chủ quan, lo sợ sinh ra hoảng loạn. Điều này cũng không khó phán đoán vì mới cách đây ít hôm, nhiều cửa hàng dược phẩm trên các tuyến phố Thủ đô đã “cháy hàng” Tamiflu. Nhưng điều đáng lo hơn cả là người dân không đi khám, xin ý kiến của bác sĩ mà tự bắt bệnh, kê toa cho mình. Điều này còn nguy hiểm gấp bội.
Thực tế từ khi cúm H1N1 gây ra đại dịch vào năm 2009 trở thành cúm mùa, virus cúm không biến đổi nhiều trong vòng 15 năm qua. Sự gia tăng số ca mắc nặng và số ca tử vong không thực sự phản ánh cho độc lực virus tăng hay virus biến đổi, mà gián tiếp cho thấy việc lây lan cúm trong cộng đồng đang diễn biến mạnh.
Mặc dù có nhiều biện pháp phòng bệnh cúm rất đơn giản, như: tiêm vaccine, che chắn khi ho và vệ sinh đường hô hấp đúng cách, cách ly ca bệnh, vệ sinh bàn tay... nhưng không phải ai cũng nhận thức được đó là các biện pháp hiệu quả nhất.
"Để phòng bệnh cúm mùa hiệu quả, người dân nên tiêm vaccine cúm hàng năm, thời điểm tiêm phù hợp nhất là vào khoảng tháng 9, 10. Còn với những người có các bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch, tùy theo tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ ở phòng tiêm có thể khuyến cáo tiêm dày hơn" - Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, khuyến cáo.
Cùng với đó, các thói quen, hành vi của chúng ta cũng cần thay đổi, chẳng hạn như hạn chế đi thăm người ốm trong mùa dịch, thông báo cho nhà trường khi con em chúng ta có biểu hiện nhiễm trùng hô hấp, rửa tay thường xuyên.
Để chủ động phòng cúm mùa, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân bảo đảm vệ sinh cá nhân, sử dụng khẩu trang thường xuyên, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng; ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
Người dân nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.


Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố; Sau ngày 30/3/2025, các nhà trọ không bảo đảm an toàn PCCC sẽ phải dừng hoạt động; Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin 11h00 hôm nay.
Lễ đón Thủ tướng Kyrgyzstan thăm chính thức Việt Nam; Thanh thiếu niên dùng hung khí đi cướp; Ông Zelensky: Quan hệ với Mỹ diễn biến tích cực... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh tăng cường, sáng 6/3, khu vực Hà Nội nhiều mây, gió Đông Bắc mạnh cấp 2 - cấp 3. Trời chuyển rét.
Người nông dân đã chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Nhờ đó, các loại nông sản từ Hà Nội có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá trị và thương hiệu sản phẩm cũng được khẳng định vững chắc.
Hà Nội dự kiến phá bỏ tòa nhà ‘Hàm cá mập'; Tuổi trẻ với văn hóa truyền thống; Mỹ xem xét nối lại viện trợ quân sự cho Ukraine... là một số thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.
Mexico mới thông báo sẽ điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến Hòa Phát nói riêng và ngành thép Việt Nam nói chung.
0