Cúm A tăng nhanh, nhiều bệnh nhân biến chứng nặng

TS.BS Đỗ Thúy Nga - Trung tâm nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, số ca mắc cúm A vào điều trị tăng gấp 3 lần so với các tháng trước, trung bình mỗi ngày dao động từ 60 – 80 ca bệnh nội trú, chiếm khoảng 1/2 số trẻ điều trị.
Còn tại khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương có 20% số giường bệnh đang điều trị cúm A. Khoa Hồi sức tích cực không còn giường trống như cách đây vài tháng, nhiều bệnh nhân do có bệnh lý nền như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… nên khi mắc cúm A bị biến chứng nặng. TS.BS Trần Văn Giang cho biết, đa số những trường hợp này đều phải thở máy dài ngày tuy nhiên bệnh viện vẫn trang bị đầy đủ máy móc, hóa chất.

Trong thời tiết hiện nay, không khí thay đổi thất thường là điều kiện thích hợp cho các mầm bệnh trong đó có cúm A phát triển mạnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh cúm A là loại bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra và rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng… Trẻ sơ sinh, trẻ có bệnh nền như rối loạn chuyển hoá, tim bẩm sinh, phổi tắc nghẽn mãn tính nếu mắc cúm rất nguy hiểm, tăng nguy cơ biến chứng nặng, bội nhiễm, đồng nhiễm.
Để chủ động phòng ngừa bệnh, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tụ tập đám đông, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi... Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm A là thực hiện tiêm vaccine cúm hàng năm. Các đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt từ 6 tháng đến 2 tuổi) cần tiêm trước mùa dịch./.


Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.
Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.
0