Cửa hàng hành lý vô thừa nhận tại Mỹ

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, người dân nhiều nơi trên thế giới đang có xu hướng tìm mua những món đồ đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí. Tại bang Alabama nước Mỹ cũng có một cửa hàng đồ cũ như vậy, nhưng điểm đặc biệt là những món đồ được bán ở đây là từ hành lý thất lạc của hành khách tại sân bay sau một thời gian dài vẫn không có người đến nhận. Cửa hàng đã mua lại và bán lại cho người tiêu dùng với giá rẻ.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Ẩn mình trong một thị trấn nhỏ ở bang Alabama nước Mỹ là một cửa hàng bán lẻ rộng 50.000m2 chứa đầy những món đồ từ hành lý không có người nhận. Cửa hàng này có từ những năm 1970, là một trong những điểm đến thu hút nhất trong bang. Hàng năm có hàng nghìn người đến tìm mua những món đồ từ hành lý vô thừa nhận mà người ta vẫn gọi vui là "kho báu".

Bà Susan Boatman - Khách hàng, cho biết: "Tôi bắt đầu mua sắm ở cửa hàng này từ những năm 90, chỗ này gần nhà mẹ chồng tôi. Mỗi dịp về thăm mẹ là chúng tôi lại thu xếp ghé cửa hàng, ở đây có vô vàn đồ ví dụ như quần áo trẻ con mà giá chỉ rẻ bằng nửa chỗ khác. Không chỉ có thế, có lần tôi còn mua được cả vòng tay Tiffany giá hời".

Món đồ có nhiều nhất trong cửa hàng là quần áo, ngoài ra những đồ chuyên biệt như thiết bị điện tử hay đồ sưu tập được sắp đặt ở một khu riêng gọi là bảo tàng.

Bà Jennifer Kritner - Cửa hàng hành lý vô thừa nhận, cho biết: "Khách hàng không bao giờ biết mình sẽ tìm thấy gì khi đến với cửa hàng của chúng tôi, từ cổ vật hàng hóa xa xỉ và thiết bị công nghệ mới nhất cho đến chiếc áo len yêu thích vẫn còn mới. Cảm giác mua sắm ở đây hồi hộp như đi săn vậy, chưa kể giá còn được giảm từ 30-80% so với giá gốc".

Cửa hàng này cũng kinh doanh trực tuyến tuy nhiên khách hàng vẫn thích đến tận nơi để tự tay thực hiện “cuộc săn kho báu” hơn. Còn với những món đồ không bán được cửa hàng sẽ đưa đi tái chế hoặc đem quyên góp, khiến hoạt động này không chỉ là mô hình kinh doanh mà còn có ý nghĩa với cộng đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Một chiếc tiêm kích F-16 của Ukraine đã bị rơi vào thứ ngày 12/4 trong khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, nâng tổng số F-16 của Ukraine bị rơi kể từ khi bắt đầu xung đột với Nga lên hai chiếc.

Theo hãng thông tấn nhà nước Iran, các cuộc đàm phán chính thức đầu tiên với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chương trình hạt nhân của nước này diễn ra ngày 12/4 tại Oman “mang tính xây dựng”.

Israel cho biết quân đội nước này đã hoàn tất việc bao vây thành phố Rafah, phía Nam Gaza.

Iran và Mỹ đã tiến hành đàm phán cấp cao tại Oman nhằm khởi động các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân đang tiến triển nhanh chóng của Iran.

Một số thiết bị điện tử nhập khẩu vào Mỹ, bao gồm điện thoại thông minh, màn hình máy tính và nhiều linh kiện điện tử khác sẽ được miễn áp thuế đối ứng do chính quyền Tổng thống Donald Trump ban hành.

Đối mặt với mức thuế quan cao chưa từng có của Mỹ, Trung Quốc không những không tìm cách đàm phán mà còn đáp trả Washington bằng mức thuế tương ứng.