Cư dân bức xúc vì chủ đầu tư lộng quyền | Hà Nội tin mỗi chiều
Bị khoá bánh, chặn xe không cho ra vào, bị kéo xe ra khỏi hầm, những cư dân chung cư Artemis ở quận Thanh Xuân đã phải chịu cảnh này nhiều ngày nay khi phản đối giá dịch vụ gửi xe tăng cao. Thậm chí, có những cư dân chấp nhận giá mới mà chủ đầu tư đưa ra nhưng họ vẫn bị cấm để xe vĩnh viễn. Tranh chấp xảy ra khi chủ đầu tư khu dân cư Artemis ở quận Thanh Xuân tăng giá để xe. Theo văn bản cam kết của chủ đầu tư với cư dân đã ký năm 2018, giá gửi xe được giữ nguyên cho đến khi ban quản trị được thành lập. Tuy nhiên đến nay, ban quản trị vẫn chưa được thành lập nhưng đơn vị vận hành đã tăng giá ô tô từ 1,5 triệu lên 2,3 triệu đồng, xe máy tăng gấp đôi là 120.000 đồng. Từ năm 2024, ô tô sẽ là 2.5 triệu đồng.
Hành động ngăn cản người dân gửi xe đã dẫn tới xung đột ngày càng lớn giữa cư dân và chủ đầu tư. Ức chế và bất lực là cảm giác của nhiều cư dân ở đây. Một người dân sinh sống tại đây cho biết: ''Mọi người cố gắng tuân thủ theo pháp luật, theo thỏa thuận nhưng chủ đầu tư đã phá bỏ mọi nguyên tắc, mọi thỏa thuận, các quy định ban hành về biểu phí và giá".
Chính quyền quận Thanh Xuân khẳng định giá gửi xe ở chung cư này phải theo quy định, không được quá 1,8 triệu đồng đối với ô tô. Giá gửi xe tăng cao không đúng quy định chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột. Vấn đề quan trọng nhất ở đây chính là việc chậm trễ thành lập ban quản trị. Đây cũng là tình trạng của không ít chung cư ở Hà Nội. Tại một số chung cư khác, người dân bỏ ra cả tỷ đồng để được sở hữu căn hộ, nhưng lại chưa được cấp sổ đỏ; một số nơi hư hỏng không được sửa chữa kịp thời… Những nhà đầu tư lớn, họ xây chung cư, xây khu đô thị và lập ra những công ty vận hành, khai thác với sự hợp tác, giám sát của cư dân, nên mọi vận hành trơn tru. Song không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ, xây xong, thu tiền, bàn giao cho người mua, chìa khóa trao tay, còn vận hành, khai thác là việc của bên khác.

Để giải quyết những xung đột này, ban quản trị chung cư đóng vai trò cốt lõi. Nhưng đến nay có tới gần 33% chung cư ở Hà Nội chưa thành lập được ban quản trị, trong đó có những chung cư chậm trễ hàng chục năm. Ban quản trị chưa được thành lập, nghĩa là chủ đầu tư sẽ dựa vào đó để tự tung tự tác, không phải công khai, minh bạch các khoản thu - chi trong hoạt động, quản lý nhà ở, khu dịch vụ thương mại. Theo quy định, sau một năm đưa chung cư vào sử dụng phải thành lập ban quản trị. Ngoài chủ đầu tư, UBND phường có thẩm quyền tổ chức hội nghị. Điều vô lý là đến nay lại chưa có một chủ đầu tư chung cư nào bị xử phạt.
Quy định thời gian thành lập có, quy định xử phạt có, nhưng lại không thực thi. Hàng loạt lý do được đưa ra để biện minh cho việc chậm thành lập ban quản trị chung cư. Rõ ràng, nếu làm hết trách nhiệm thì chính quyền địa phương không thể ngoài cuộc trước những xung đột, tranh chấp, thậm chí xô đẩy, cãi cọ kéo dài. Thực tế, về một số sai phạm của các chủ đầu tư, ban quản lý, nếu có bị xử lý thì cũng chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính gọi là, khiến các chủ đầu tư nhờn phép tắc và thêm coi thường khách hàng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của cư dân, mà còn gây khó khăn trong công tác quản lý về hành chính của địa phương, gây mất đoàn kết, an ninh trật tự trong khu vực chung cư./.
- Giảm số môn thi - giảm áp lực cho thí sinh | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đánh thức những di sản công nghiệp | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa | Hà Nội tin mỗi chiều
- Từ giao thông xanh đến đô thị xanh | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tặng quà thầy cô như thế nào cho đúng nghĩa tri ân? | Hà Nội tin mỗi chiều


“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại”. Lời thơ, lời ca ấy đã phần nào nói lên tình cảm kính yêu và niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là một trong số rất nhiều ca khúc sẽ được vang lên trong chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Người là niềm tin tất thắng” do Đài Hà Nội thực hiện vào đúng ngày 19/5.
Covid-19 hiện đã được coi là bệnh lưu hành tại Việt Nam, bởi vậy chúng ta cần tiếp cận Covid-19 như một bệnh truyền nhiễm thông thường, không chủ quan nhưng cũng không cần hoang mang.
Thành phố Hà Nội đang nỗ lực để mùa tuyển sinh năm nay diễn ra suôn sẻ, công bằng và minh bạch hơn, với điểm đáng chú ý nhất là bám sát tiêu chí “học gần nhà”.
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa phát động một đợt cao điểm toàn quốc để truy quét hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại.
Một nguyên Cục trưởng và bốn cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa bị khởi tố vì hành vi nhận hối lộ vào ngày 13/5. Những người từng được trao quyền bảo vệ sự an toàn cho bữa ăn của hàng triệu người, nay lại bị cáo buộc “bán rẻ” chính điều đó.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có một đề xuất thu hút sự quan tâm của dư luận: Bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS - hay quen gọi là bằng tốt nghiệp lớp 9. Vậy, không cấp bằng, liệu học sinh có được học tiếp không? Có bị thiệt thòi gì không?
0