Covid-19: Nguy cơ huyết khối cao hơn khi tiêm vắc xin AstraZeneca
Nghiên cứu này được công bố ngày 27/10 trên Tạp chí Y khoa Anh ( BMJ). Theo đó, sau liều đầu tiên của vắc-xin AstraZeneca, nguy cơ giảm tiểu cầu cao hơn 30% so với liều đầu tiên của vắc-xin Pfizer / BioNTech.
Giảm tiểu cầu là một dạng huyết khối, tức là sự hình thành cục máu đông gây nguy hiểm tính mạng. Sau khi khởi động các chiến dịch tiêm chủng chống Covid vào đầu năm 2021, các chuyên gia đã có sự nghi ngờ mối liên hệ giữa vắc xin véc tơ siêu vi khuẩn - AstraZeneca và Johnson & Johnson với sự xuất hiện của những rối loạn máu này.
Nghiên cứu của BMJ, được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu sức khỏe từ hàng triệu bệnh nhân trên một số quốc gia châu Âu và Mỹ, xác nhận những trường hợp huyết khối này xảy ra thường xuyên hơn sau khi tiêm vắc-xin AstraZeneca, ngay cả khi tần suất của chúng vẫn rất thấp: 862 trường hợp cho hơn một triệu trường hợp được tiêm chủng.
Nguy cơ dường như tăng lên sau liều đầu tiên. Sau liều thứ hai, không có sự khác biệt giữa vắc xin AstraZeneca và Pfizer / BioNTech. Đối với vắc xin Johnson & Johnson, dữ liệu chỉ ra chiều hướng tăng nguy cơ, nhưng không đủ rõ ràng để các nhà nghiên cứu có thể kết luận.
“ Những rủi ro này phải được tính đến trong các chiến dịch tiêm chủng trong tương lai và sự phát triển của vắc xin trong tương lai”, BMJ nhấn mạnh.
Trên thực tế, vắc xin AstraZeneca và Johnson & Johnson đã bị loại bỏ phần lớn để thay thế cho các đối tác của họ là Pfizer / BioNTech và Moderna, cả hai đều là RNA thông tin, ở các nước châu Âu. Tại Mỹ, AstraZeneca chưa bao giờ được chấp thuận. Mặt khác, AstraZeneca và Johnson & Johnson vẫn giữ được vị trí trung tâm trong Covax, một cơ chế viện trợ quốc tế về tiêm chủng Covid cho các nước đang phát triển và kém phát triển.
Tuy nhiên, BMJ nhấn mạnh, toàn bộ vắc xin phòng Covid đề an toàn. Nghiên cứu nhắm mục tiêu làm rõ những biến chứng có thể xảy ra để có biện pháp an toàn khi tiêm chủng.


Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.
Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.
Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
0