Cột mốc mới trong cuộc chiến chống HIV
Viện Pasteur (Pháp) cho biết, bệnh nhân đến từ thành phố Duesseldorf (Đức), bị chẩn đoán nhiễm virus HIV vào năm 2008 và mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính vào năm 2011. Căn bệnh này là một dạng ung thư máu đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Vào năm 2013, bệnh nhân đã được cấy ghép tủy xương bằng cách sử dụng tế bào gốc từ một người hiến tặng là nữ giới, có đột biến gene CCR5 hiếm gặp - được chứng minh có khả năng ngăn chặn virus HIV xâm nhập vào tế bào. Bệnh nhân này sau đó đã ngừng điều trị bằng thuốc kháng HIV vào năm 2018. Các xét nghiệm được thực hiện 4 năm sau đó đều không tìm thấy dấu vết của HIV trong cơ thể của người đàn ông này.
Nhóm nghiên cứu cho biết, các tế bào miễn dịch từ tủy xương của người hiến tặng đã thay thế và tiêu diệt các tế bào miễn dịch mang HIV trong người bệnh nhân. Ngoài ra, trong khi cơ thể có những tế bào miễn dịch mới này, người có HIV cũng sẽ không lây nhiễm cho người khác nhờ vào khả năng kháng HIV tự nhiên của người hiến tặng. Dù liệu pháp này được xem như một thành công lớn khi giúp bệnh nhân khỏi hoàn toàn với cả HIV và bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận, đây là một phương thức điều trị tốn kém và chưa thể áp dụng đại trà.
Giới khoa học kỳ vọng, cùng với thuốc kháng virus, các phương thức điều trị đang được nghiên cứu sẽ sớm có kết quả, giúp tăng cơ hội sống cho người mắc HIV.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0