Cột cờ Hà Nội - biểu tượng của lòng tự hào
Cột cờ Hà Nội được bắt đầu xây dựng vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, dưới thời vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía Nam của Hoàng thành Thăng Long. Đây cũng là một trong những số ít công trình hiếm hoi của Hà Nội thoát khỏi sự phá hủy do chính quyền thực dân Pháp tiến hành trong ba năm 1894 - 1897.
Cột cờ được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một mỗi chiều dài 42,5m; cao hơn 3m có hai thang gạch dẫn lên. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m; cao 3,7m có 4 cửa, cửa hướng Đông trên có đắp hai chữ "Nghênh Húc" tức là đón ánh sáng ban mai, cửa Tây với hai chữ "Hồi Quang" nghĩa là ánh sáng phản chiếu, cửa Nam với hai chữ "Hướng Minh" tức là hướng về ánh sáng và cửa Bắc không có chữ đề.
Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m, cao hơn 5m có cửa lên cầu thanh trông về hướng Bắc. Trên tầng này là thân Cột cờ, cao trên 18m; hình trụ tám cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân có cầu thang 54 bậc xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Toàn thể được soi sáng và thông hơi bằng 39 lỗ hình dẻ quạt.
Đỉnh Cột cờ được cấu tạo thành một lầu hình bát giác, cao 3,3m có 8 cửa sổ tương ứng với tám cạnh. Giữa lầu là một hình trụ tròn, đường kính 40cm cao đến đỉnh lầu, chỗ để cắm cán cờ cao 8m. Toàn bộ Cột cờ cao hơn 33m, nếu kể cả cán cờ là 41,4m.
Mỗi một thời kì, Cột cờ lại có vai trò khác nhau. Dưới thời nhà Nguyễn, Cột cờ có vai trò là vọng canh vì từ trên đỉnh của Cột cờ có thể quan sát một vùng khá rộng lớn cả trong và ngoài khu thành cổ theo trục Bắc - Nam.
Cách đây 70 năm, sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 chia làm nhiều cánh lớn mở cuộc hành quân tiến vào Hà Nội trong rừng cờ hoa của hàng vạn người dân hân hoan chào đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến. Từ đây, Thủ đô sạch bóng quân thù. Hà Nội bước sang một trang mới trong lịch sử hào hùng của dân tộc. Người dân hân hoan hướng về lá quốc kỳ tung bay trên Cột cờ Hà Nội trong ngày Thủ đô được giải phóng.
Cột cờ Hà Nội đến nay đã hơn 200 năm tuổi, được tu sửa lại nhiều lần nhưng vẫn giữ được hầu hết hiện trạng ban đầu. Giờ đây, Cột cờ đã trở thành điểm tham quan không chỉ của người dân Thủ đô mà của nhân dân cả nước và du khách nước ngoài. Vì những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt, năm 1989, Cột cờ Hà Nội được công nhận là "Di tích lịch sử văn hóa quốc gia".
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
0