COP29: Khó huy động đầu tư chống biến đổi khí hậu
Báo cáo do Hội đồng chuyên gia cấp cao độc lập về tài chính khí hậu (IHLEG) công bố tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) ở Baku, (Azerbaijan), ngày 14/11 nêu rõ: "Tất cả các nền kinh tế phải tăng cường đầu tư vào hành động chống biến đổi khí hậu trong tất cả các lĩnh vực".
Các chuyên gia tin rằng sẽ cần 6,5 nghìn tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu khí hậu ở các nền kinh tế tiên tiến, cũng như ở Trung Quốc và các nước đang phát triển. Họ cho rằng bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng "sẽ gây thêm áp lực lên vài năm tới, tạo ra một con đường khó khăn hơn và có khả năng tốn kém hơn để ổn định khí hậu".
Tài chính khí hậu là trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh và thành công hay không phụ thuộc vào việc liệu các quốc gia có thể đồng ý về các mục tiêu mới hay không. Đó là về số tiền mà các nước giàu, các nước phát triển và tư nhân cung cấp cho các nước đang phát triển mỗi năm để tài trợ cho hành động chống biến đổi khí hậu.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đầu năm nay cho biết mục tiêu trước đó là 100 tỷ USD/năm (kế hoạch hết hạn vào năm 2025) và mục tiêu đó đã đạt được vào năm 2022, hai năm sau mục tiêu ban đầu, mặc dù phần lớn là dưới hình thức cho vay chứ không phải tài trợ, và các nước tiếp nhận cho biết họ cần phải thay đổi.
"Tất cả các bên phải nhớ: thời gian là điều cốt yếu", trưởng đoàn đàm phán COP29 - ông Yaltin Rafiyev nói tại một cuộc họp báo, "và họ phải sử dụng thời gian quý báu này để nói chuyện trực tiếp và chịu trách nhiệm xây dựng các giải pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu".
Chiến thắng của ông Trump đặt ra câu hỏi về vai trò tương lai của Mỹ trong các cuộc đàm phán về khí hậu. Nước Mỹ có thể sẽ rút khỏi bất kỳ thỏa thuận tài chính nào trong tương lai, phủ bóng lên các cuộc đàm phán và gây áp lực lên các đại biểu để tìm những cách khác để có được số tiền họ cần.
Nhưng đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Podesta kêu gọi các chính phủ tin vào nền kinh tế năng lượng sạch của Mỹ. Ông Podesta nói rằng ông Trump có thể làm chậm nhưng không ngăn chặn cam kết của Mỹ đối với biến đổi khí hậu.
Một số nhà đàm phán cho rằng văn bản tài chính mới nhất quá dài để có thể làm việc và họ đang chờ đợi một phiên bản cô đọng hơn trước khi họ có thể bắt đầu đàm phán để đạt được thỏa thuận.
Một số chính phủ phương Tây đã có trách nhiệm chính trong việc đóng góp cho Thỏa thuận Paris kể từ năm 2015, nhưng họ cho biết họ không muốn trả nhiều tiền hơn trừ khi có thêm nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đồng ý tham gia cùng họ.
Các quốc gia đang quan ngại sâu sắc về việc ai nên trả và phải trả bao nhiêu để chống lại tác động của biến đổi khí hậu, và những vấn đề này cần được giải quyết khẩn cấp để đạt được thỏa thuận trước khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc vào ngày 22/11 tới.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Nga có quyền tự vệ và kêu gọi các nước phương Tây đánh giá kỹ lưỡng việc Moscow điều chỉnh học thuyết hạt nhân.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.
Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.
Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
0