COP27: Kế hoạch giảm nhanh lượng khí thải trong 12 tháng
Ngày 11/11, các nước chiếm hơn một nửa nền kinh tế thế giới đã đề ra các bước cụ thể mà họ sẽ thực hiện nhằm đẩy nhanh việc giảm khí thải trong nhiều lĩnh vực sản xuất.
Kế hoạch được công bố trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố Sharm el-Sheikh (Ai Cập).
Tại hội nghị, các nước nói trên, trong đó có Đức, Nhật Bản và Canada, ủng hộ kế hoạch gồm 25 “Hành động ưu tiên” dự kiến sẽ được công bố tại hội nghị COP28 diễn ra ở Dubai (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất) vào năm tới.

Thông qua việc nhất trí một loạt biện pháp giảm khí thải, những nước này hy vọng có thể phát đi tín hiệu rõ ràng về định hướng chính sách để thúc đẩy các nhà đầu tư và công ty hành động.
Khởi đầu được thiết lập là “Chương trình nghị sự đột phá” tại hội nghị COP26 ở Glasgow (Anh) năm ngoái, kế hoạch “Hành động ưu tiên” còn bao gồm các lĩnh vực sản xuất hydro và nông nghiệp.
Ở lĩnh vực nông nghiệp, 13 quốc gia đã nhất trí đẩy nhanh hành động, chẳng hạn tăng cường đầu tư để tạo ra các giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu và thích ứng với các tác động do biến đổi khí hậu gây ra.
Dự kiến vào năm 2023, các lĩnh vực xây dựng và sản xuất ximăng sẽ được bổ sung vào kế hoạch. Các công ty cũng sẽ tham gia từng lĩnh vực và do một nhóm nòng cốt dẫn dắt cũng như được các nhóm công nghiệp và tài chính hỗ trợ.
Nhà vận động chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc Nigel Topping cho rằng cần có sự hợp tác chặt chẽ để đạt mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt toàn cầu dưới 1,5 độ C vào giữa thế kỷ này theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
“Chương trình nghị sự đột phá” là nỗ lực phối hợp lớn nhất từ trước đến nay nhằm giảm chi phí kiểm soát khí thải trong các lĩnh vực nông nghiệp, vận tải, sản xuất thép và hydro, hướng tới mục tiêu nói trên.
Theo nhà vận động chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, ông Mahmoud Mohieldin, đây là một kế hoạch quốc tế cụ thể nhằm loại bỏ carbon trong các ngành có lượng khí thải cao và giúp các nước đang phát triển nắm bắt cơ hội tăng trưởng kinh tế carbon thấp đi cùng với thích ứng biến đổi khí hậu./.


Nhà Trắng đã bác bỏ thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc tạm dừng áp thuế trong 90 ngày sau khi thông tin này lan truyền trên mạng xã hội và khiến thị trường chứng khoán quay đầu tăng vọt.
Chính phủ Hàn Quốc đã ấn định ngày 3/6 tới sẽ tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống sớm để chọn người kế nhiệm cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol, sau khi ông bị Tòa án Hiến pháp phế truất. Quyết định chính thức sẽ được thông qua trong phiên họp nội các vào ngày 8/4.
Hàng loạt chỉ số chứng khoán từ châu Á đến châu Âu lao dốc, vốn hóa thị trường toàn cầu đã bốc hơi hàng nghìn tỷ USD ngay từ ngày đầu tuần.
Những người yêu công nghệ và đọc sách đã đổ về thư viện Bắc Thâm Quyến, Trung Quốc để trải nghiệm một không gian ngầm tích hợp công nghệ hiện đại.
Quá trình phục hồi và tái thiết của Myanmar sau trận động đất lịch sử đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ cơ sở hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng đến điều kiện thời tiết bất lợi.
Hàng triệu bông hoa tulip, thủy tiên vàng, lục bình đã bung nở biến vườn hoa Keukenhof, Hà Lan thành một không gian rực rỡ sắc màu.
0