COP27: Các quốc gia Nam bán cầu cần tới hơn 2.000 tỷ USD mỗi năm

Công bố hôm 08/11, Chủ tịch COP ước tính các quốc gia miền Nam sẽ cần hơn 2 nghìn tỷ đô la mỗi năm vào năm 2030 để tài trợ cho hành động cứu khí hậu và một nửa số tiền này phải đến từ nguồn tài trợ bên ngoài, gồm các nhà đầu tư, các nước phát triển và các tổ chức đa phương.

 

Vấn đề tài chính là trọng tâm của COP27.

Các khoản đầu tư này sẽ dành cho các quốc gia mới nổi và các nước đang phát triển, được sử dụng để giảm lượng khí thải, xây dựng khả năng phục hồi, giải quyết tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu cũng như khôi phục đất đai và thiên nhiên. Tổng số tiền cần thiết cho các mục tiêu này sẽ vào khoảng 2,4 nghìn tỷ đô la hàng năm vào năm 2030.

Trong số này, 1.000 tỷ đô la phải đến từ nguồn tài trợ bên ngoài nhờ các nhà đầu tư, các nước phát triển và các tổ chức đa phương. Phần còn lại sẽ đến từ nguồn tài chính của các quốc gia này, tư nhân hoặc công cộng.

"Để đảm bảo nguồn tài trợ từ bên ngoài, thế giới cần một bước đột phá và một lộ trình mới cho tài chính khí hậu”, đánh giá chung từ Vera Songwe, Nicholas Stern và Amar Bhattacharya, các nhà kinh tế học và khí hậu học.

Báo cáo đưa ra các hướng đi cụ thể như tổ chức lại các ngân hàng phát triển đa phương hoặc tăng các khoản vay lãi suất thấp hoặc bằng không từ các nước phát triển.

Vấn đề tài chính là trọng tâm của COP27. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi xem xét lại hoạt động của hệ thống tài chính quốc tế để giúp đỡ nhiều hơn một số quốc gia là nạn nhân của thảm họa như Pakistan, bị ảnh hưởng bởi trận lũ lụt lịch sử.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã thông báo về việc đạt thỏa thuận tạm đình chỉ các mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày kể từ ngày 14/5, để tiến hành đàm phán. Thỏa thuận tạm thời giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã thổi bừng sinh khí cho thị trường toàn cầu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 12/5 thông báo rằng, ông vẫn chưa nhận được hồi đáp từ phía Nga đối với đề nghị đàm phán trực tiếp vào ngày 15/5 tới ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Sân bay Srinagar - điểm giao thông quan trọng tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã mở cửa trở lại và đón các chuyến bay sau nhiều ngày bị gián đoạn vì giao tranh căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan.

Núi lửa Kanlaon tại miền Trung Philippines đã bất ngờ phun trào vào rạng sáng nay, theo giờ địa phương, gây ra cột tro xám khổng lồ cao khoảng 3 km.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan bày tỏ tin tưởng rằng Nga và Ukraine sẽ đạt được một số quyết định mang tính thỏa hiệp nhất định trong vài ngày tới để có thể bắt đầu đối thoại nhằm giải quyết xung đột.

Cảnh sát Anh đang tiến hành điều tra một vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 12/5 tại ngôi nhà của Thủ tướng Keir Starmer ở phía Bắc thủ đô London.