Công viên bỏ hoang trong khi dân thiếu chỗ thư giãn

Trong khi người dân Hà Nội đang thiếu không gian công cộng, nơi vui chơi, công viên Phùng Khoang lại gần như bị bỏ hoang giữa khu dân cư đông đúc.

Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) được khởi công từ tháng 10/2016, nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng. Người ta quây tôn làm rào, lối vào chính thì khóa lại.

Nhiều hạng mục như hồ điều hòa, đường đi, một số chòi nghỉ, cây xanh, đèn chiếu sáng đã hoàn thành, nay đều xuống cấp. Trong công viên, cỏ dại mọc cao hàng mét, một số cây xanh không được chăm sóc đã chết khô.

Theo đại diện UBND phường Trung Văn, lý do chính khiến công viên chậm hoàn thiện và đưa vào sử dụng là vì còn 16 hộ dân chưa dời đi.

Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang.

Hà Nội hiện có hơn 2.200 điểm vui chơi dành cho trẻ em, trong đó có 1.700 điểm vui chơi cấp phường, xã. Nhưng 40% điểm vui chơi này có hệ thống trang thiết bị đã quá cũ kỹ. Hàng chục công viên, vườn hoa xây xong bị bỏ hoang, hay xây dựng dở dang.

Trước đây, sau khi báo chí và dư luận phản ánh, Hà Nội đã tạm mở cửa một số công viên bỏ hoang nhiều năm như công viên âm nhạc Đô Nghĩa, công viên Thiên văn học ở quận Hà Đông.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nguyên nhân chính khiến các dự án xây dựng công viên mới chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng bị vướng, phải dừng thi công để chờ điều chỉnh quy hoạch.

Một phần công viên trở thành bãi đỗ xe tự phát.

Ông Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho rằng, chúng ta đều muốn phát triển để có thêm nhiều công viên, nhưng lại quên một điều là chất lượng của các công viên như thế nào và hiện nay người dân đang cần gì. Theo ông Tùng, cần chỉnh trang, nâng cấp những công viên hiện có cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của người dân.

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng thiếu không gian công cộng, thiếu  công viên cây xanh là một bài toán mà thành phố Hà Nội chưa giải được trong nhiều năm qua. Các công ty quản lý công viên cây xanh thiếu chủ động cũng như thiếu sáng tạo để có thể đáp ứng được nhu cầu đời sống tinh thần của người dân. Dù khả năng tài chính hạn chế, nhưng nếu các công ty này có phương án, có dự án cụ thể thì họ hoàn toàn có thể kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia xây dựng các sân chơi.

Bên trong công viên Phùng Khoang.

Chỉ tiêu cây xanh đô thị tối thiếu của Liên hợp quốc là 10 m2/người, nhưng nhiều quận, huyện của thành phố Hà Nội đang ở mức chưa được 2 m2/người.

Trồng thêm cây xanh; cải tạo, xây dựng thêm nhiều công viên, khu vui chơi giải trí công cộng, đó sẽ là cách thành phố đem đến cảm giác hài lòng và trạng thái hạnh phúc cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu Phong Châu mới dự kiến có thể hợp long vào dịp Quốc khánh 2/9 và thông xe vào cuối năm 2025, vượt tiến độ yêu cầu hai tháng.

Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và Đà Nẵng, thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, đã lọt top 100 sân bay tốt nhất thế giới năm 2025 do Skytrax công bố.

Việc hoàn thành tuyến đường song hành vào tháng 10/2025 là không thể, bởi tiến độ bàn giao mặt bằng của các địa phương đang chậm - đại diện một số nhà thầu cho biết.

UBND quận Hà Đông đã thẩm định và phê duyệt các phương án bồi thường với kinh phí gần 860 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, xây dựng đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chế tạo ba cầu dàn Bailey dự phòng nhằm xử lý sự cố về cầu, tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Với mạng lưới camera giám sát giao thông ngày càng phủ rộng, hình thức phạt nguội sẽ phát huy hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm, tránh tình trạng người dân chấp hành theo kiểu đối phó.