Công tác phòng, chống tham nhũng không phải làm để cho có!

Đó là những lưu ý mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương sáng ngày 22/11 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cuộc họp đã thảo luận và cho ý kiến về kết quả chỉ đạo, xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Từ sau Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo (tháng 01/2023) đến nay, các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, thực hiện nghiêm Kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nói riêng tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả hơn cả ở Trung ương và địa phương.

Các cơ quan chức năng đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân, như vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan đã mở rộng điều tra, khởi tố thêm 2 vụ án, khởi tố mới 72 bị can. Vụ án xảy ra trong lĩnh vực đăng kiểm đến nay đã khởi tố 114 vụ án, 808 bị can tại 49 địa phương; đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Sài Gòn Co.op.

Kết luận Cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, việc xem xét, xử lý chậm chạp, trì trệ, cần tìm rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần phải làm triệt để, hiệu quả, chứ không phải làm ví dụ, làm để cho có, cần thiết phải gia hạn thời gian thực hiện, cho đến khi có kết quả. Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương tăng cường kiểm tra, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; tỉnh ủy, thành ủy và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh chỉ đạo xử lý.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hình thức tiếp xúc cử tri trực tuyến và kết hợp trực tuyến với trực tiếp là bước đi tất yếu trong xu thế chuyển đổi số.

Để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19/12 tới tại 5 điểm, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Xây dựng căn cứ mục tiêu này để xây dựng đường găng tiến độ chi tiết.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của bốn luật liên quan đến MTTQ, Công đoàn và Thanh niên nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng trực thuộc.

Với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; ấn định ngày bầu cử khóa mới.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 dự kiến được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 15/3/2026.

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu đề xuất cho người từ 16 tuổi trở lên được góp vốn thành lập doanh nghiệp vì người đủ 16 tuổi không còn là trẻ em, có quyền lao động.