Công tác định giá đất còn nhiều bất cập
Tình trạng ách tắc trong định giá đất dẫn đến đến chậm trễ trong việc giao đất và phê duyệt, triển khai dự án, có lúc đã trở thành vấn đề nóng. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc không thuê được tư vấn xác định giá đất tham gia Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể.
Cả nước hiện có khoảng 200 doanh nghiệp định giá bất động sản. Chưa bàn tới trình độ hay chất lượng chuyên môn, thị trường đang thiếu hụt số lượng chuyên gia về định giá bất động sản. Trong khi đó, đội ngũ môi giới bất động sản - những người nắm thông tin giao dịch nhanh nhất - đa phần không được đào tạo bài bản, cũng chưa có sự giám sát và quản lý chặt chẽ. Vai trò của các đơn vị tư vấn định giá độc lập chưa được coi trọng hoặc phải chịu trách nhiệm về pháp lý quá lớn, ảnh hưởng đến tính khách quan của việc định giá đất.

Luật Đất đai 2024 đã xác định được 5 phương pháp định giá đất. Tuy nhiên, luật mới chỉ dừng lại ở các quy định có tính chất nguyên tắc chung. Trong khi đó, tham vấn tư vấn xác định giá đất là một khâu trong quá trình định giá đất của chính quyền địa phương, thậm chí có quy trình còn là một trong những khâu bắt buộc, như Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể. Vì vậy, việc không mời được tư vấn xác định giá đất đã gây chậm trễ cho việc định giá đất của địa phương, nhất là trong việc xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất khi giao đất cho doanh nghiệp thực hiện dự án. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến việc xác định giá đất, định giá đất của địa phương cũng như quyết định giao đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Hậu quả là nhiều dự án bị đình trệ, đóng băng không thể triển khai.
Tại Việt Nam, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) không quy định bắt buộc phải giao dịch thông qua sàn, do các đơn vị trung gian không bảo đảm được tính minh bạch và sự an toàn trong pháp lý. Một bảng giá đất mới có sự cập nhật theo từng năm là điều cần thiết. Tuy nhiên, để hiện thực hóa quy định này, các thông tin mua bán và giao dịch bất động sản cần phải được công khai, minh bạch. Đây là điều mà thị trường BĐS Việt Nam vẫn chưa thể làm được.


Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
Huyện Mỹ Đức đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 47 thửa đất tại các xã An Tiến, Vạn Tín, Hương Sơn, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Mỹ Xuyên và thị trấn Đại Nghĩa vào ngày 3/4, với mức giá cao nhất 50,5 triệu đồng/m2.
UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định giao hơn 30.000m² đất tại xã Tiên Dương cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất.
Nhiều dự án với hàng trăm thửa đất sẽ được các quận, huyện, thị xã đưa ra đấu giá trong tháng 4 này theo kế hoạch được UBND thành phố phê duyệt.
120 triệu đồng/m² là mức trúng đấu giá cao nhất trong phiên đấu giá đất ngày 29/3 tại Sóc Sơn (Hà Nội).
0