Công tác cứu hộ ở Myanmar tiến triển chậm do mất điện

Công tác cứu hộ sau động đất tại Myanmar gặp nhiều khó khăn, tiến triển chậm do mất điện trên diện rộng.

Ông Liu Chong, một nhân viên Liên hợp quốc tại Myanmar cho biết, thời tiết nóng là thách thức lớn nhất đối với công tác cứu hộ và phục hồi, khiến việc khôi phục nguồn điện trở thành ưu tiên hàng đầu hiện nay. "Chúng tôi đang mất điện, mất nước và không có bất kỳ mạng lưới nào. Chúng tôi đang trong mùa khô, vì vậy nhiệt độ ở Mandalay và Naypyitaw có thể dễ dàng tăng lên hơn 40 độ C và thậm chí đêm qua tôi không thể ngủ được vì trời quá nóng. Và đối với người dân Myanmar, bạn có thể tưởng tượng họ đang phải chịu đựng như thế nào. Vì vậy, không có điện, không có cách nào để làm mát, đặc biệt là không có điều hòa, không có quạt hoạt động vào lúc này", ông Liu Chong nói.

Lực lượng cứu hộ Myanmar đưa một nạn nhân ra khỏi tòa nhà bị sập do động đất ở Mandalay, Myanmar. (Ảnh: Reuters)

Ông Liu cũng lưu ý rằng, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác rất cần thiết cho người dân ở các khu vực thiên tai, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. “Tôi nghĩ rằng hiện tại, điều họ cần nhất là các đội cứu hộ quốc tế. Chúng tôi đang huy động tất cả các mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm như bánh quy và thuốc điều trị suy dinh dưỡng, nguồn lực cho khoảng một triệu người". Theo thống kê chính thức, tính tới hết ngày 29/3, tổng cộng có 1.644 người đã thiệt mạng, 3.408 người bị thương và 139 người vẫn mất tích trong trận động đất xảy ra hôm 28/3 ở Myanmar. Trận động đất mạnh 7,7 độ đã ảnh hưởng tới nhiều khu vực ở quốc gia Đông Nam Á, trong đó Mandalay, Bago, Magway, bang Shan ở Đông Bắc, Sagaing và Naypyitaw là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.

Truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin, phái đoàn của Phong trào Hồi giáo Hamas đã tổ chức hai cuộc họp với các nhà trung gian Ai Cập và Qatar trong tuần này, tuy nhiên các bên không đạt được đột phá trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.

Pakistan đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân của nước này vào ngày 10/5, sau khi vào sáng sớm cùng ngày, Islamabad phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga ủng hộ việc thực hiện lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày trong cuộc xung đột với Ukraine. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra sau khi Moscow xem xét đầy đủ các yếu tố liên quan đến cuộc chiến này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Washington sẽ duy trì mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu ngay cả sau khi các thỏa thuận thương mại được ký kết.

Quân đội Ukraine đã thực hiện hơn 5.000 cuộc tấn công trong thời gian ngừng bắn dịp Ngày Chiến thắng, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.