Công nhận thêm 33 Bảo vật Quốc gia
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg phê duyệt danh sách 33 Bảo vật Quốc gia thuộc đợt 13 năm 2024.

Theo quyết định, 33 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia bao gồm:
1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: Khoảng 3.500-3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông.
2- Chõ gốm, niên đại: Văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.500-2.000 năm cách ngày nay); hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo, Thành phố Hồ Chí Minh.
3- Trống đồng Vũ Bản, niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ 3-2 trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam.
4- Trống đồng Đông Sơn (Sưu tập Kính Hoa), niên đại thế kỷ 3-2 trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, thành phố Hà Nội.
5- Trống đồng Đông Sơn (Sưu tập Hoàng Long), niên đại thế kỷ 3-2 trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
6- Thạp đồng Đông Sơn (Sưu tập Hoàng Long), niên đại thế kỷ 3-1 trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Lương Hoàng Long, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
7- Bộ sưu tập trang sức vàng Lai Nghi, niên đại từ thế kỷ 3 trước Công nguyên đến giữa thế kỷ 1; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam.
8- Hạt mã não hình thú Lai Nghi, niên đại từ thế kỷ 3 trước Công nguyên đến giữa thế kỷ 1; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam.
9- Tượng đồng tê tê Long Giao, niên đại khoảng thế kỷ 1-2; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai.
10- Đầu tượng Phật Linh Sơn Bắc, niên đại thế kỷ 1-3; hiện lưu giữ tại Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang.
11- Mộ vò Gò Cây Trâm, niên đại thế kỷ 4-5; hiện lưu giữ tại Ban quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo, tỉnh An Giang.
12- Tượng Avalokitesvara Bắc Bình, niên đại thế kỷ 8-9; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận.
13- Phù điêu Shiva múa Phong Lệ, niên đại thế kỷ 10; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.
14- Phù điêu Uma Chánh Lộ, niên đại thế kỷ 11; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.
15- Sưu tập Đầu phượng thời Lý, Hoàng thành Thăng Long, niên đại thế kỷ 11-12; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội.
16- 6 tượng Kim Cương chùa Đọi Sơn, niên đại thời Lý (1118-1121); hiện được lưu giữ tại chùa Đọi Sơn, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
17- Bia chùa Linh Xứng, niên đại ngày 3 tháng 3 năm Bính Ngọ, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 (đời vua Lý Nhân Tông, 1126); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
18- Mộc bài Đa Bối, niên đại ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Thiệu Long thứ 12 (1269); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
19- Tượng rồng Tháp Mẫm, niên đại thế kỷ 12-13; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng.
20- Phù điêu Kala Núi Bà, niên đại thế kỷ 14; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên.
21- Bình Ngự dụng thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại thế kỷ 15; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội.
22- Đôi rồng đá thành bậc đình Trích Sài, niên đại thế kỷ 15; hiện lưu giữ tại đình Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
23- Sưu tập gốm sứ cung Trường Lạc thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại thế kỷ 15-16; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội.
24- Khánh đá chùa Điều, niên đại: Ngày tốt tháng 8 năm Nhâm Thân, niên hiệu Chính Hòa thứ 13 (đời vua Lê Hy Tông, 1692); hiện lưu giữ tại chùa Điều, xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
25- Đôi tượng nghê đồng, niên đại thế kỷ XVII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội.
26- Chuông Ngọ Môn thời Minh Mạng, niên đại ngày mồng 6 tháng 4, năm Minh Mạng thứ 3 (1822); hiện lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.
27- Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo," niên đại tháng 3, năm Minh Mạng thứ 4 (1823); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh.
28- Phù điêu thời Minh Mạng, niên đại năm 1829; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

29- Cặp tượng rồng thời Thiệu Trị, niên đại năm 1842; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.
30- Bộ tượng Tam tổ Trúc Lâm, niên đại thế kỷ 19; hiện thờ tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
31- Ngai Hoàng đế Duy Tân, niên đại đầu thế kỷ 20; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.
32- Bộ kim phẩm đền Nghè, niên đại đầu thế kỷ 20; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng.
33- Ba chiếc xe ôtô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, niên đại từ năm 1954 đến 1969; hiện lưu giữ tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Theo TTXVN


Thời đại Hùng Vương là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc, bởi đây là thời đại mở đầu dựng nước, hình thành nên những giá trị văn hóa nền tảng của quốc gia. Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, chúng ta hãy cùng nhìn lại thời kỳ khởi thủy đầy hào hùng này để hiểu hơn và thêm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Lễ tri ân cha mẹ với chủ đề “Bách thiện hiếu vi tiên” vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm tôn vinh đạo hiếu, khơi dậy sự gắn kết trong gia đình.
Triển lãm 'Sáng trong ngọc kính' trưng bày 8 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Bùi Văn Toản được tạo nên từ những mảnh kính vỡ khắc họa chân dung của những nhân vật huyền thoại của Việt Nam.
Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự” của Hà Nội, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Việt.
Làng Cổ Đô, huyện Ba Vì. TP. Hà Nội được biết đến là “làng họa sĩ”. Nơi đây có nhiều họa sỹ tên tuổi với các bảo tàng lưu giữ những tác phẩm mỹ thuật giá trị.
Việc hai chiếc thuyền cổ được khai quật tại Bắc Ninh thời gian qua, cùng những kết quả nghiên cứu chi tiết, sẽ góp phần làm sáng tỏ trang sử hàng hải và giao thương quốc tế của Việt Nam, khẳng định giá trị to lớn của di sản này đối với bản sắc lịch sử và văn hóa của dân tộc.
0