Công nghệ số phát huy hiệu quả trong quản lý lễ hội | Hà Nội tin mỗi chiều

Trong thế giới số, việc ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả vào quản lý và tổ chức lễ hội đã mang lại những trải nghiệm vô cùng mới mẻ và thú vị.

Đây không chỉ là tín hiệu tốt cho thấy nỗ lực tạo dấu ấn riêng cho mùa lễ hội dịp đầu năm, mà còn là kinh nghiệm để Thủ đô Hà Nội có thể nhân rộng các cách làm mới, sáng tạo trong kho tàng hơn 1.000 lễ hội hiện có. Từ đó khai thác tối đa tiềm năng phát triển công nghiệp văn hoá, du lịch trên địa bàn Thủ đô trong tương lai.

Ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ số trong tổ chức và quản lý lễ hội nhằm nâng cao trải nghiệm cho du khách là mục tiêu chung của các địa phương trong dịp này.

Tại lễ hội chùa Hương, toàn bộ vé tham quan và dịch vụ xuồng đò đã được số hóa. Du khách có thể mua vé điện tử trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và tránh tình trạng chen lấn mua vé giấy như trước đây.

Hợp tác xã Dịch vụ du lịch Hương Sơn đã trang bị mã QR cho từng lái đò, giúp quản lý thông tin và cho phép du khách phản hồi trực tiếp về chất lượng phục vụ. Điều này không chỉ giúp kiểm soát giá vé, ngăn chặn tình trạng "cò mồi", mà còn nâng cao trải nghiệm của khách hành hương.

Không chỉ chùa Hương, các lễ hội lớn khác như đền Sóc, đền Sái cũng áp dụng công nghệ để cải thiện chất lượng dịch vụ. Hệ thống biển chỉ dẫn điện tử được lắp đặt, giúp du khách dễ dàng tìm kiếm thông tin. Các trạm thu gom rác thông minh và nhà vệ sinh công cộng tự động được bố trí, giảm áp lực trong những ngày cao điểm. Chính quyền địa phương cũng tăng cường sử dụng camera giám sát, đảm bảo an ninh trật tự và phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm.

Ứng dụng công nghệ trở thành điểm sáng của mùa lễ hội năm nay. Tại lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (quận Đống Đa), lần đầu tiên quận Đống Đa tổ chức khai hội vào buổi tối với chương trình nghệ thuật bán thực cảnh có sử dụng công nghệ chiếu sáng 3D kể lại lịch sử một cách hiện đại và hấp dẫn.

Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Thanh Tùng cho biết, với nhiều yếu tố mới, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ hiện đại đã góp phần tăng trải nghiệm cho du khách. Năm nay, lượng khách đến với lễ hội tăng gấp đôi so với năm ngoái.

Còn tại Phủ Tây Hồ, từ năm ngoái, UBND quận Tây Hồ đã áp dụng công nghệ số trong dịch vụ trông giữ xe, bán hàng, hướng tới việc không dùng tiền mặt. Du khách chỉ cần sử dụng mã quét QR để thanh toán, tìm hiểu thông tin về giá trị lịch sử tại di tích. Điều này đã giúp Ban Quản lý Phủ Tây Hồ kiểm soát được lượng du khách, quản lý giá dịch vụ và nguồn thu.

Tại cụm di tích đình - chùa Hà (quận Cầu Giấy) - điểm di tích tâm linh thu hút rất đông du khách, nhất là giới trẻ cũng có nhiều đổi mới. Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trịnh Thị Dung cho biết, Ban Quản lý di tích đặt mã QR trước cửa ra vào để người dân và du khách thuận tiện tìm hiểu thông tin về di tích và lễ hội đình - chùa Hà; thực hiện niêm yết quy tắc ứng xử nơi công cộng, hướng dẫn người dân đi lễ thắp hương đúng nơi quy định

Có thể nói, sự kết hợp giữa truyền thống và công nghệ trong mùa lễ hội Xuân 2025 tại Hà Nội không chỉ mang lại trải nghiệm mới mẻ cho du khách, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức. Đây là bước tiến quan trọng, khẳng định Hà Nội đang ngày càng hiện đại hóa, nhưng vẫn giữ vững và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, Hà Nội hoàn toàn có thể học tập thêm các mô hình trên thế giới để nghiên cứu, ứng dụng vào việc tổ chức để tăng thêm trải nghiệm sống động cho các lễ hội hiện có.

Chẳng hạn như tại Kyoto (Nhật Bản), lễ hội Gion Matsuri - một lễ hội lâu đời và mang ý nghĩa lớn giờ đây đã được tái hiện bằng công nghệ VR. Du khách có thể tham gia trực tiếp hoặc "sống" lại những lễ hội của nhiều năm trước, tạo nên sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại.

Theo thống kê của chính quyền địa phương, khoảng 1 triệu khách du lịch, bao gồm cả khách quốc tế đã tới tham gia lễ hội mỗi năm. Du khách có thể trải nghiệm toàn bộ lễ hội với công nghệ VR và họ bị hấp dẫn bởi khung cảnh cổ xưa được tái hiện, nhất là vào lúc hoàng hôn, khi ánh nắng mặt trời nhuộm vàng khắp thành phố, tiếng trống chậm rãi và tiếng sáo vang lên trong không khí. Bánh xe bằng gỗ của những chiếc kiệu kêu lọc cọc trên nền bê tông hòa với tiếng hò hét tập thể của những người khiêng kiệu tạo nên một “bản giao hưởng” đầy mê hoặc.

Còn tại Singapore, lễ hội ánh sáng Deepavali ứng dụng AI để dự báo lượng du khách, đảm bảo không gian thông thoáng, đồng thời cung cấp thông tin qua ứng dụng di động, tăng sự thuận tiện trong quá trình tham quan. Trong khi đó, ở Hàn Quốc, lễ hội đèn lồng Jinju thu hút khách quốc tế nhờ livestream và nền tảng 3D. Khách du lịch có thể đặt thiết kế đèn lồng cá nhân và nhận sản phẩm ngay sau lễ hội.

Những ứng dụng này không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng, mà còn là động lực phát triển du lịch bền vững.

Thủ đô Hà Nội hoàn toàn có đủ điều kiện và tiềm năng để tiên phong trong việc số hóa các hoạt động văn hóa, tạo nên một bức tranh vừa truyền thống, vừa hiện đại, thu hút bạn bè quốc tế. Việc ứng dụng công nghệ số trong lễ hội ở Hà Nội cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng tăng trưởng trong tương lai.

Tuy nhiên, để thành phố thực sự trở thành "biểu tượng" về lễ hội văn hóa trong thời đại công nghệ số, chúng ta cần tăng cường ứng dụng VR/AR để tái hiện văn hóa truyền thống ở các lễ hội lớn; phát triển ứng dụng di động tích hợp đa chức năng cho du khách khi tham gia lễ hội; kết nối cồng đồng quốc tế qua livestream, đẩy mạnh giá trị văn hóa qua các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước mạnh hơn nữa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

HANOITV News | 04/04/2025

Chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo ra một cú sốc lớn đối với thương mại toàn cầu. Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa, bù đắp khoản thâm hụt nợ công của Mỹ. Sâu xa hơn, Mỹ muốn dùng công cụ thuế để gây sức ép, buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại theo hướng có lợi hơn cho Mỹ.

Chiến thuật cứu hộ của Công an Việt Nam được đánh giá cao; Công tác cứu nạn ở Myanmar bước sang giai đoạn mới; Bắt tạm giam Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Ngoài phở, những món sợi nước như bún, miến vẫn luôn được nhiều người Hà Nội tìm đến cho bữa sáng hàng ngày. Với vị ngọt thanh, chua dịu nhẹ đặc trưng của dấm bỗng, bún riêu chính là một lựa chọn phù hợp để bắt đầu một ngày mới.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Bộ Quốc phòng thưởng từ 16 lần lương cơ sở khi cá nhân lập thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc; Bộ Y tế thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga; Tòa án Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.

Lãnh đạo cấp cao Đảng Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone; Người Việt Nam tại Mandalay chung tay cứu trợ người dân Myanmar; Doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với mức thuế cao của Mỹ; Tổng thống Mỹ công bố điều kiện giảm thuế đối ứng;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.